Mỡ máu cao là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ra rất nhiều các biến chứng khác nhau. Để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này ngoài thuốc ra thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng rất là quan trọng. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!

1. Làm sao phát hiện mỡ máu cao

Hầu hết các bệnh nhân mỡ máu cao vào giai đoạn đầu đều cảm thấy khỏe mạnh bình thường. Do đó, cách duy nhất để phát hiện sớm bệnh mỡ máu cao là xét nghiệm máu (phải nhịn đói tối thiểu 8 giờ trước khi làm xét nghiệm máu).

Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao
Dấu hiệu nhận biết bệnh mỡ máu cao

Những người ở độ tuổi sau 25 nên đi kiểm tra rối loạn mỡ máu 1 năm/lần để phát hiện sớm và có hướng điều chỉnh kịp thời.
Những nhóm người có nguy cơ cao như béo phì, ít vận động, đái tháo đường, hút thuốc lá…. Và những người ở độ tuổi trên 40 nên khám sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm máu 6 tháng/lần để phát hiện bệnh.

Một điều lưu ý là với những bệnh nhân khi đã mắc rối loạn mỡ trong máu không thay đổi nhanh chóng trong vài giờ hoặc vài ngày, ngay cả khi bắt đầu áp dụng chế độ kiêng khem hoặc dùng thuốc. Vì vậy không nên nôn nóng đi thử máu nhiều lần liên tiếp chỉ cách nhau vài ngày. Thời gian kiểm tra lại xét nghiệm tốt nhất cũng tùy theo sự chỉ định của thầy thuốc khám bệnh.

2. Nguyên tắc phòng và chữa bệnh mỡ máu cao

Mỡ máu cao đang ngày càng phổ biến ở tuổi trung niên và có xu hướng trẻ hóa dần do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Vì vậy, hãy tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây để đề phòng mỡ máu cao:

– Nguyên tắc 1: giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để duy trì chỉ số BMI phù hợp

Đối với những người thừa cân béo phì, cần phải giảm năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày từ từ, khoảng 30kcal mỗi tuần cho đến khi BMI về mức bình thường. Không nóng vội trong việc giảm béo bằng cách dùng các loại dược phẩm, thuốc Nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, chưa được phép của nhà chức trách.

– Nguyên tắc 2: giảm chất béo, giảm lượng cholesterol

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng chất béo chỉ nên chiếm khoảng 15-20%, nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Hạn chế ăn các loại thực ăn có chứa các chất béo và cholesterol như bơ, sữa toàn phần, thịt xông khói, dầu dừa, dầu quả cây cọ, các phủ tạng động vật, da gà, da vịt, da ngỗng. Hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa chất béo transfat như các loại chiên rán, nhất là chiên rán với loại dầu, mỡ đã sử dụng nhiều lần như quẩy, thịt rán, mì ăn liền.

Giảm chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày
Giảm chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày

– Nguyên tắc 3: tăng lượng protein

Các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt vịt bỏ da, thịt lợn thăn, cá và đậu là những thực phẩm chứa nhiều protein nên ăn. Các loại sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều estrogen hoặc isoflavon làm giảm đáng kể cholesterol cũng là thực phẩm nên tăng cường vào bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa mỡ máu cao.

– Nguyên tắc 4: tăng axit béo chưa no

Chế độ ăn nhiều axit béo chưa no đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm cholesterol. Các loại axit béo như omega3, omega6 có trong cá, dầu cá, các loại dầu thực vật cũng có tác dụng tích cực trong giảm cholesterol và phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp.

– Nguyên tắc 5: tăng chất xơ

Trong thực đơn phòng ngừa mỡ máu cao không thể thiếu các loại rau quả chứa nhiều chất xơ bởi chất xơ có công dụng loại bỏ cholesterol và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nên phối hợp nhiều loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày để làm giảm cholesterol trong máu.

Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn
Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc về dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh mỡ máu cao. Bên cạnh đó thì để hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe thì các bạn nên tìm hiểu thêm về trà chùm ngây. Vừa có tác dụng ổn định mỡ máu vừa tốt cho sức khỏe. Chi tiết về tác dụng của trà chùm ngây các bạn xem tại: Tác dụng của trà chùm ngây và cách pha trà chùm ngây tại nhà

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

Những biểu hiện chứng tỏ bạn đã bị mỡ máu cao

Bệnh thiếu máu và các loại thuốc điều trị