Tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị ra thì việc điều trị từ chế độ ăn uống và phương pháp tập luyện rất là quan trọng. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc về phương pháp điều trị bệnh tiểu đường an toàn.
Điều trị bệnh tiểu đường trước hết từ chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều bệnh tiểu đường. Người bệnh cần nắm được những loại thực phẩm nào an toàn, thực phẩm nào không nên bổ sung để điều chỉnh thực đơn hàng ngày của mình. Cụ thể có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:
Rau xanh là một trong những thực phẩm đầu tiên mà người bệnh tiểu đường nên nghĩ đến, đây là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho người bệnh tiểu đường. Rau xanh là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất xơ, rất có lợi cho sức khoẻ. Việc bạn ăn rau nhiều hơn các thực phẩm khác đồng nghĩa với việc bạn giảm được tinh bột và đường, chất béo bão hòa. Dưới đây là một số thực phẩm an toàn đối với người bệnh tiểu đường
– Bông cải xanh:
Bông cải xanh giầu chất xơ và chất chống oxy hóa. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Bệnh nhân bị tiểu đường nên bổ sung thêm bông cải xanh trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.
– Bí ngô:
Bí ngô giầu dinh dưỡng và tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.
– Rau dền:
Rau dền được khuyên dùng với người bệnh tiểu đường, rau dền rất giàu Magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.
– Dưa chuột:
Nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
– Đậu:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của các loại đậu đỗ trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu vừa giầu chất xơ, giúp no lâu, giảm sự tiêu hóa thức ăn do đó giúp ổn định đường huyết sau khi ăn, và ổn định được lượng đường trong máu.
– Măng tây:
Măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.
– Cà rốt:
Lượng đường trong cà rốt được chuyển hóa chậm hơn so với các loại đường từ thực phẩm khác. Không chỉ vậy, cà rốt còn có tác dụng cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.
– Hành tây:
Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
– Mướp đắng:
Mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.
Những loại rau người bị bệnh tiểu đường cần phải tránh:
– Khoai tây : có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Người bệnh tiểu đường không nên ăn khoai tây ở bất kỳ hình thức chế biến nào.
– Khoai từ, khoai mỡ . Đều là những loại củ giàu tinh bột mọc dưới đất, không tốt cho lượng đường trong máu của người bệnh.
– Củ dền . Củ dền cũng là một thực phẩm có hàm lượng đường cao. Người bệnh có thể hạn chế ăn củ dền ở mức độ không nhiều hơn 1 lần mỗi tuần.
– Cà chua. Cà chua có a xít citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Và lời khuyên cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là tránh ăn cà chua sống trong món salad. Cà chua nấu thì cũng chỉ ăn ở mức tối thiểu.
– Bắp ngô. Bắp ngô có vị ngọt và rất giàu tinh bột. Nếu bị tiểu đường, hãy cố gắng tránh ăn bắp dưới mọi hình thức.
– Bắp chuối . Bắp chuối cũng giầu tinh bột và ngọt như quả chuối, cũng là thực phẩm người bệnh cần hạn chế
– Khoai lang: Tuy có hàm lượng tinh bột ít hơn so với khoai tây, nhưng khoai lang lại có chỉ số đường huyết cao hơn. Khoai lang rất tốt trong điều kiện sức khỏe bình thường, nhưng đã mắc bệnh tiểu đường thì phải nói không với khoai lang.
Một số lưu ý khác trong quá trình điều trị
Trong chế độ ăn uống. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Nói không với rượu bia vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. Nên ăn nhạt khi có tăng huyết áp. Nên ăn đúng bữa có thể ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.
Trong chế độ vận động. Bên cạnh cách trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống thì người bệnh đồng thời phải thực hiện chế độ vận động hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng.
Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức.
Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.
Trên đây là một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả và an toàn từ chế độ ăn uống và tập luyện. Bên cạnh đó, thì các chuyên gia y tế hàng đầu khuyên các bạn nên tìm hiểu thêm về sản phẩm nhân sâm hoa kỳ. Bởi sâm hoa kỳ không chỉ mang đến lợi ích cho người bệnh tiểu đường mà nó còn mang rất nhiều các lợi ích khác nhau cho sức khỏe nữa. Chi tiết về tác dụng của nhân sâm hoa kỳ các bạn xem tại: http://sammy.vn/tac-dung-cua-nhan-sam-nhan-sam-hoa-ky-voi-cac-loai-benh-137.html
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì các bạn cần phải dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm: