Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường ngày nay không còn là bệnh hiếm gặp nữa mà nó ngày càng phổ biến hơn ở mọi lứa tuổi. Cho nên người mắc bệnh tiểu đường cần phải thận trọng khi sử dụng thực phẩm, không nên ăn quá nhiều những chất đường bột và cần phải đo đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi bệnh tình. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn cách sử dụng thực phẩm cho người bị tiểu đường để tránh tái phát bệnh.

Chú ý trong cách sử dụng thực phẩm của người bị tiểu đường

1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:

Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ… Đối với cơm, ta có thể thay thế bằng xôi, bún, nui luộc, bánh phở, bánh cuốn, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh mì, bánh chưng, mì ăn liền,…Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

1437560890thuc-don-cho-tre-bi-tieu-duong

 

2. Đối với chất béo:

Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

3. Đối với chất đạm:

Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích… thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu… nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

>>>>  Mời các bạn tham khảo thêm máy đo đường huyết loại nào tốt ?

4. Rau, trái cây tươi:

Về rau, người bệnh có thể chọn: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp,… Nhiều bác sĩ khuyên nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2-3 bó rau).

Ở trái cây, nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Người bệnh có thể chọn các loại: đu đủ, dưa hấu, chuối già, chuối sứ, cam, quít, xoài, chôm chôm, thanh long, táo, bưởi, ổi, mận, vú sữa… Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường  phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…

5. Chất ngọt

Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu… Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Ngoài ra người bị tiểu đường cần phải chăm chỉ tập luyện thể dục, ít vận động cũng góp phần dẫn đến bệnh tiểu đường. Do đó mỗi ngày người bệnh cần tập những bài tập như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội.Bện cạnh phải thường xuyên đo đường huyết để dễ dàng theo dõi và kiểm sát được bệnh.

Nếu các bạn thắc mắc không biết đo đường huyết như thế nào thì mời các bạn tham khảo thêm “cách đo đường huyết chỉ với các bước đơn giản”.

Nguồn: tổng hợp