Chắc hẳn chúng ta đều biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh “giết người thầm lặng” mang tên cao huyết áp. Những biến chứng mà nó để lại gây đau đớn về thể xác lẫn tinh thần người bệnh. Theo thống kê thì mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não, trong đó có đến 100.000 người tử vong vì biến chứng của cao huyết áp

Tại sao cao huyết áp lại gây ra tai biến?

Khi huyết áp tăng cao, các mạch máu luôn phải chịu áp lực lớn, do đó thành mạch máu dễ bị rạn nứt, tổn thương. Lâu ngày, những tổn thương này làm cho thành mạch dễ bị xơ cứng và hẹp dần lại, dễ hình thành nên các cục máu đông. Các cục máu đông di chuyển trong lòng mạch, gây bít tắc ở các mạch máu nhỏ. Nếu các mạch máu ở não bị tắc sẽ gây ra hiện tượng nhồi mãu náo, xuất huyết não, nếu mạch máu nhỏ ở tim bị tắc sẽ gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim. Ở những người huyết áp cao dao động thất thường, không ổn định, áp lực máu tăng đột ngột sẽ làm mạch máu phồng lên và dễ bị vỡ mạch, gây xuất huyết não.

Theo các chuyên gia y tế, việc dùng đúng, đủ liều thuốc điều trị rất quan trọng và cần thiết vì huyết áp cao là căn bệnh “sẽ theo người bệnh đến suốt cuộc đời”. Tuy nhiên, bên cạnh thế mạnh hạ huyết áp nhanh, việc sử dụng lâu dài và thường xuyên thuốc tây khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ như ho khan, đau đầu, chóng mặt, phù ngoại vi, suy giảm chức năng gan, thận… Trong thực tế, rất nhiều người đã phải bỏ thuốc hoặc uống thuốc không đều vì không chịu nổi tác dụng phụ.

Thuốc tây có hạn chế là chỉ hạ huyết áp theo giờ, khi hết thuốc thì huyết áp lại tăng lên. Mặt khác, uống lâu dài có thể bị nhờn thuốc, nhiều bệnh nhân uống thuốc nhưng huyết áp không hạ được, huyết áp dao động nhưng cũng không đi khám lại… Tất cả các yếu tố trên làm cho việc kiểm soát huyết áp ngày càng khó khăn, chính vì vậy nguy cơ tai biến ngày càng gia tăng.

Phòng ngừa tận gốc tai biến như thế nào???

Trước thực trạng trên, để giúp người bệnh kiểm soát huyết áp được tốt và phòng ngừa nguy cơ tai biến, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên kết hợp điều trị cả Đông và Tây y ngay khi phát hiện bệnh. Sự kết hợp này nhằm hạn chế nhược điểm, phát huy được ưu điểm của cả hai phương pháp. Theo TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương: “Nguyên lý của đông y là điều trị về gốc bệnh, tức là các vị thuốc dùng trong Đông y vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa có công năng bồi bổ chức năng của các tạng phủ Can, Thận, Tâm…từ đó huyết áp được điều hòa và ổn định. Mặt khác, các vị thuốc trong Đông y còn có tác dụng giúp phá tan cục máu đông, phòng tránh được các tai biến nguy hiểm”.

Tiến sĩ Vân Anh và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đối chứng ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương về sử dụng Đông Tây y kết hợp trong điều trị cao huyết áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa và bài thuốc Giáng áp hợp tễ kết hợp với thuốc tây đã giúp cho người bệnh hạ huyết áp nhanh chóng về chỉ số an toàn, kiểm soát huyết áp ổn định hơn, hạn chế tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây, từ đó phòng ngừa được các tai biến nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…

Địa Long (hay còn gọi là giun đất, giun quế) chứa enzyme fibrinolytic, có khả năng cắt đứt các sợi huyết fibrin, giúp phá tan cục máu đông, và làm giãn cơ trơn thành mạch, giúp hạ và ổn định huyết áp.

Ngoài ra còn 1 loại thảo dược khác mà hầu như ai cũng biết đến đó chính là nhân sâm. Chắc hẳn mọi người đều biết nhân sâm từ xưa đến nay được mệnh danh là một trong những “thần dược” giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Nhân sâm có rất nhiều loại và được trồng nhiều nơi trên thế giới như sâm mỹ, sâm nhật bản, sâm trung quốc, sâm hàn quốc… Trong số đó thì sâm hàn quốc và sâm mỹ đang được khá nhiều người quan tâm đến.

Các bạn có thể tham khảo về thế giới sâm mỹ tại: http://sammy.vn/