Sâm Hàn Quốc là một trong những loại dược liệu cực quý của VN và việc bảo tồn, nhân giống, phát triển diện tích trồng  đang được một số đơn vị, doanh nghiệp thực hiện hiệu quả. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về kỹ thuật trồng nhân sâm Hàn Quốc chuyên nghiệp

1.Đặc điểm sinh thái:

Nhân sâm là thực vật âm tính, tránh để ánh mặt trời mạnh chiếu trực tiếp, kị mưa và nhiệt độ cao, sợ gió nóng, phù hợp với khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Nhiệt độ tốt nhất để sinh trưởng là 20 – 28 độ

2.Đặc điểm vật lí:

nhân sâm được xem là loại thuốc đại bổ nguyên khí, an thần, ích trí, tăng cường thể lực cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ cho con người. Không chỉ có thế mà trong sử sách Trung y còn cho thấy, người xưa đã phát hiện nhiều tác dụng của nhân sâm từ rất sớm. Nhân sâm có vị ngọt, hậu đắng, hơi hàn, công dụng chính là an thần, bồi bổ ngũ tạng, giải khí hư, giúp sáng mắt, bổ não…Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã tìm ra một chất đặc biệt trong củ nhân sâm tên Ginsenoside. Nó có hoạt tính mạnh mẽ trong tác dụng nâng sao sức miễn dịch cho cơ thể người.

Một kĩ thuật vô cùng quan trọng trong kĩ thuật trồng nhân sâm Hàn Quốc là việc

+Chọn giống: Hạt giống được thu hái từ cây nhân sâm tuổi 3 mới đảm bảo chất lượng hạt giống. quả chín đỏ, đều cho vào nước chà nhẹ cho vỡ vỏ quả, rửa sạch để khô ráo, phơi trong nắng nhẹ trong 3 ngày. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

+xử lí hạt giống:

– Lượng hạt cần cho 1 sào Bắc Bộ( 360m2) khoảng 0.2- 0.3 kg hạt.

+ Gieo hạt:
– Trong túi bầu: Túi bầu D = 9 – 12, dùng que chọc giữa túi bầu sâu 2cm, cho hạt vào dùng cát ngọt phủ kín bề mặt bầu, phủ 1 lớp vỏ trấu, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
– Gieo thẳng lên luống ươm: Làm đất tơi xốp, bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh, rạch rãnh theo chiều ngang của luống rộng 7 -10cm, sâu 3 – 4cm, điểm từng hạt, hạt cách hạt 5cm, 200 hạt/m2, phủ một lớp cát ngọt và 1 lớp trấu, giữ ẩm thường xuyên cho luống ươm.
* Chú ý quan trọng trong kĩ thuật trồng nhân sâm Hàn Quốc là
nên ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh trong 5h, vớt hạt ủ trong khăn ẩm 3 ngày, hàng ngày rửa chua 1 lần vào buổi chiều). Thời gian nảy mầm 110 ngày.Khi cây nảy mầm, phát triển cao 5 -7 cm, bứng cây ra ruộng sản xuất trồng.

3.Đất trồng:

Yêu cầu đất cần thoát nước tốt,  Bằng phẳng, cuốc ải phơi đất. Khi chuẩn bị vào vụ trồng nhân sâm Triều Tiên cần nhặt sạch cỏ dại, cuốc đập đất nhỏ, phân luống rộng 1.5m, luống dài khoảng 5m, vét luống cao 0,3-0,35m, rãnh luống 0,25 – 0,3m. Ta nên cuốc hố trên mặt luống thành hàng cách nhau 0,2m, hàng cách hàng 0,25 – 0,3m

4.Phân bón chuyên dụng

– Quy trình sử dụng các loại phân: 2-3 tạ phân chuồng mục + 12-15kg supe lân thao + 12- 15 kg NPK( 15-15-15) + 4- 5kg ure

5. Chăm sóc:

– Cây luôn được giữ ẩm nhưng tránh không để quá ẩm kéo dài gây thối củ. Ngoài ruộng trồng cần làm rãnh thoát nước, không để nước mưa tràn qua ruộng sâm, phải tháo nước triệt để sau mưa

– Vét rãnh luống và nhổ cỏ bằng tay, sâm nhú mầm vào tháng 3, cần đảm bảo tưới giữ ẩm, tránh nắng hạn vào tháng 4-5

– Làm vệ sinh vườn, khơi thông hệ thống thoát nước, vét rãnh luống,  vào trước tháng 6

– Bón phân quanh gốc vào cuối mùa mưa, vét rãnh luống, nhặt cỏ dại nhằm cho sâm ngủ vào mùa đông (ngủ đông)

6.Mái che
– Dùng lưới phản quang mầu đen che dọc theo luống…
* Chú ý: Trồng nhân sâm trong khay, rọ không có lưới che, cần để trong mát, tránh ánh nắng mặt trời vào mùa hè

7.rắc rạ phủ luống

Nhân sâm nhất thiết phải có rạ hoặc rơm phủ kín luống mới mang lại hiệu quả cao cho củ sau này và thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Rạ phải được phủ dày tối thiểu khoảng 3- 4cm giữ ấm trong mùa đông

8.thu hoạch là công đoạn cuối cùng trong kĩ thuật trồng nhân sâm Hàn Quốc

 

Sau khi thu hoạch, người ta sử dụng tia cực tím (UHT) để làm sạch rễ cây. Sau đó, củ nhân sâm được đưa vào quá trình chiết xuất. Tuy nhiên, nếu không nắm bắt được đặc tính rất nhạy cảm và dễ bị phân hủy của tinh chất nhân sâm thì quá trình chiết xuất tinh chất ginsenosides rất dễ gặp thất bại. Vì thế không phải tất cả các quá trình điều chế nhân sâm đều có hiệu quả ngang nhau. Bằng các thử nghiệm khoa học, đã xác định hàm lượng tối ưu để đạt được hiệu quả dược lý phải là 40 mg ginsenoside tương đương 4% trong 100 mg nhân sâm. Để kiểm tra hàm lượng này trong G115®, người ta dùng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC), là một kỹ thuật cao nhằm kiểm tra và xác định được những thành phần với hàm lượng rất thấp.
Với quy trình chuẩn hóa trên, giúp nhân sâm thật sự phát huy giá trị, giúp ích cho những trường hợp mệt mỏi, kiệt sức, stress, những bệnh nhân cần phục hồi sức khỏe, bảo đảm sự hài hòa giữa thể lực và trí lực. Các thử nghiệm khoa học đã xác nhận hiệu quả của tinh chất nhân sâm chuẩn hóa G115® trên hệ thống miễn dịch cơ thể và khả năng tăng cường chống lại stress cũng như sự mệt mỏi của tinh chất nhân sâm..

Trọng lượng của củ nhân sâm cũng là một trong những yếu tố xác định tuổi thọ của nó. Loại nhân sâm trên 9 lạng được xem là thượng hạng. Thông thường, những củ sâm 7 – 8 lạng đã được xem là vô cùng quý giá.Xem thêm về cách nhận biết sâm tươi Hàn Quốc