Paraben là một trong những thành phần thường thấy trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, có nhiều nhận định cho rằng sử dụng các sản phẩm chứa paraben trong thời gian dài có thể gây hại cho da và cơ thể. Vậy paraben là gì? Nó có hại cho da không và nếu có thì tác hại của nó là gì? Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về thành phần này để có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn sản phẩm dưỡng da hiệu quả nhé!

Cấu trúc phân tử của Paraben

I. Paraben là gì?

Từ trước đến nay chúng ta vẫn thường được nghe nói đến thành phần paraben trong mỹ phẩm, nhưng ít ai biết rõ nó là gì và nó có vai trò gì. Vậy paraben là chất gì?

Paraben là tên gọi chung của nhóm các dẫn xuất gồm các chất bảo quản hóa học được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, nước tẩy trang… Paraben có tính kháng khuẩn, kháng nấm, dùng để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế phân huỷ của các thành phần trong mỹ phẩm dẫn đến giảm hiệu quả của sản phẩm.

Paraben được tạo ra từ phản ứng ester hóa acid p-hydroxybenzoic, gồm 3 dạng phổ biến là methylparaben, propylparaben và butylparaben. Ngoài ra, nó còn có một số loại khác ít được sử dụng hơn như isopropylparaben, isobutylparaben, pentylparaben, phenylparaben, benzylparaben và các muối natri của nó.

Chăm sóc da

Các loại mỹ phẩm trong quá trình vận chuyển và sử dụng sẽ không tránh khỏi bị các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm… tác động, dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng ban đầu của sản phẩm. Paraben đã được sử dụng rất lâu trong công nghiệp mỹ phẩm với tác dụng chủ yếu là chống lại các tác động của nấm mốc và vi khuẩn giúp đảm bảo chất lượng ban đầu sản phẩm.

Thêm vào đó, paraben còn có giá thành phải chăng, dễ dàng kết hợp với các hợp chất trong mỹ phẩm mà không mang lại kích ứng. Đồng thời, paraben độ pH nằm từ khoảng 3 đến 8, đây là độ pH chuẩn phù hợp với hầu hết các loại mỹ phẩm hiện nay. Và đương nhiên, đây chính là những lý do khiến paraben được sử dụng rộng rãi.

II. Tác hại của Paraben trong mỹ phẩm

  1. Gây dị ứng và nguy cơ ung thư da

Điều này đã được khẳng định bởi nghiên cứu của Nagel JE và các đồng sự từ năm 1988. Các sản phẩm như nước hoa, nước tẩy trang, kem dưỡng da…. chứa nhiều Paraben có thể gây kích ứng cho những người da nhạy cảm, dễ bị dị ứng.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Methylparaben khi thoa lên da có thể phản ứng với tia UVB trong ánh nắng mặt trời, làm tăng khả năng lão hoá da và tổn thương DNA. Điều này khiến cho da của bạn dễ bị tổn thương do suy giảm sức đề kháng của da. Dẫn đến da dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

2. Ung thư vú

Nhiều bằng chứng trong quá trình nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy rằng có sự liên quan giữa parabens có trong mỹ phẩm và căn bệnh ung thư vú.

Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu như Philip W. Harvey và David J. Everett, hay Dr. Richard Sullivan ở Viện nghiên cứu ung thư UK khẳng định cần những nghiên cứu sâu hơn về tác động của Parabens để khẳng định chắc chắn đây có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vú.

Chăm sóc da đúng cách sẽ mang đến hiệu quả cao

Mặc dù khả năng gây ung thư vú của Parabens đến nay vẫn là điều gây tranh cãi, thế nhưng đã có minh chứng khẳng định rằng Parabens có thể gây ảnh hưởng đến hormone estrogen của nữ giới, nếu sử dụng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Propylparaben được chứng minh rằng có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới trong một nghiên cứu của S. Oishi thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại Tokyo mang tên “Effects of propylparaben on the male reproductive system”.

Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng Butylparaben có thể gây giảm lượng và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tinh trùng. Vì vậy nên cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm có chứa Parabens ở vùng nách, ngực và cổ để bảo vệ sức khoẻ.

3. Cách nhận biết thành phần paraben trong mỹ phẩm

Để có thể nhận rõ Paraben có trong mỹ phẩm hay không? Chúng ta cần phải dựa vào bao bì in bên ngoài sản phẩm. Tuy nhiên, hãy đảm bảo sản phẩm đó là chính hãng, an toàn và đảm bảo cho sức khỏe nhé! Bởi một sản phẩm chính hãng luôn kê khai rõ ràng, rành mặt thành phần cũng như phần trăm các chất đã dùng.

Hãy lưu ý một số chất bị cấm dùng như isopropylparaben, isobutylparaben, pentylparaben, phenylparaben, benzylparaben để có thể lựa chọn, loại trừ tốt hơn nhé! Nếu không hiểu rõ vấn đề này bạn có thể tìm đến các trung tâm tư vấn, chăm sóc sắc đẹp. Chắc chắn rằng, họ sẽ đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất.

III. KẾT LUẬN VỀ PARABENS

Parabens thật sự không xấu như chúng ta tưởng, nếu doanh nghiệp có ý đồ xấu muốn sử dụng hàm lượng parabens để bảo quản sản phẩm cũng như sử dụng các chất bảo quản cấm mới đáng lên án.

Nhưng parabens hoàn toàn vô hại khi sử dụng hàm lượng nhỏ giúp mỹ phẩm bền hơn sau khi mở nắp.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn thay đổi định kiến về parabens.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chất này, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được mình và đội ngũ Blog chăm sóc giải đáp nhé.

Xem thêm:

Top 6 cách làm trắng da bằng nha đam đơn giản và hiệu quả nhất

Hướng dẫn chăm sóc da toàn thân đúng cách tại nhà

Chăm soc da đẹp – khỏe với sữa rửa mặt Cetaphil