Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, thường gặp ở người già và nhất là ở phụ nữ. Mỗi khi thời tiết thay đổi, bệnh thường xuất hiện gây ra các trạng thái đau nhức ở các khớp chân, tay. Vì bệnh vẫn chưa có cách chữa trụ hoàn toàn nên nếu bị bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong việc đi lại.

Nguyên nhân

Bệnh có thể khởi phát do viêm nhiễm, khi hệ thống miễn dịch tấn công các hoạt dịch (lớp niêm mạc của lớp màng bao quanh khớp), từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và phá hủy sụn , xương trong khớp; gây giãn dây chằng giữ các khớp với nhau làm cho khớp biến dạng và mất tính liên kết.

Yếu tố di truyền cũng được nhắc tới nhiều trong viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh có tính chất gia đình, 60-70% người bệnh mang yếu tố kháng nguyên phù hợp với tổ chức kháng nguyên bạch cầu HLA-DR4 (trong khi ở người bình thường là 30%).

Thuốc và cách chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả

Nguyên tắc điều trị viêm đa khớp dạng thấp là phải điều trị kiên trì, lâu dài. Trong quá trình điều trị cần theo dõi sát sao các diễn biến của bệnh để hạn chế biến chứng. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay vẫn là dùng thuốc và kết hợp vật lý trị liệu, chỉnh hình.

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp bằng thuốc tây – những vấn đề cần lưu ý

Tùy vào mức độ của bệnh mà có các loại thuốc điều trị khác nhau.

Giai đoạn 1: bệnh nhẹ, số khớp viêm ít, khả năng vận động gần như bình thường. Các thuốc hay dùng thường là Aspirin, Chloroquine…

Giai đoạn 2: nhiều khớp bị viêm và vận động bị hạn chế. Thuốc thường dùng giống như thuốc ở giai đoạn 1 nhưng bổ sung thêm các loại thuốc chống viêm nonsteroid, thuốc chứa corticoid liều trung bình.

Giai đoạn 3: bệnh nặng, ít hoặc mất hẳn khả năng vận động. Thuốc dùng trong giai đoạn này thường là corticoid liều cao; thuốc D-Penicilamin, Methotrexade, Cyclophosphamide…

Các loại thuốc này chủ yếu có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh, tuy nhiên tác dụng của thuốc không lâu, do đó phải sử dụng liên tiếp, kéo dài và nếu ngưng thuốc thì bệnh nhân sẽ bị đau lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ, người bệnh sẽ dễ bị béo phì (do giữ nước), bị teo cơ, loãng xương, giòn xương…Các nhóm thuốc kháng viêm không steroid làm hại đến đường tiêu hóa, gây viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày tá tràng, tiêu chảy…Ngoài ra thuốc còn gây biến chứng tiểu đường, tim mạch, hại gan, thận, gây rối loạn đông máu. Do đó, người bệnh cần rất thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị, cần có sự chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa.

Nhằm có khả năng hạ bớt mức đau khớp gây khó chịu cho bệnh nhân, người bệnh cần dùng TPCN nhằm ngăn chặn 1 số cơn đau giúp người bệnh có kết quả điều trị bệnh lý hiệu quả. TPCN Hoàng Thấp Linh với thành phần là những loại cao quý giá giúp hạ các cơn đau khớp, hạ tình trạng sưng tấy. Hơn thế nữa, Hoàng Thấp Linh còn cải thiện quá trình phục hồi chức năng vận động của các khớp hỗ trợ đáng kể vào quy trình chữa trị bệnh.

Hoàng Thấp Linh

Ngoài việc sử dụng thuốc Hoàng Thấp Linh, bệnh nhân nên dùng 1 số phương pháp phối hợp như: tập thể thao để duy trì chất lượng cuộc sống và tập thích nghi với cả việc sống cùng căn bệnh khớp, kèm theo duy trì cân nặng cân ổn định nhằm không gây sức chịu đựng lên khớp. Điều trị viêm khớp cũng cần sự kiên trì ở trong cả việc sử dụng thuốc và tập luyện để căn bệnh viêm khớp không còn là nỗi ám ảnh của không ít trường hợp.

>>>Xem thêm: Biến chứng của viêm khớp dạng thấp và cách chữa