Máu nhiễm mỡ là căn bệnh nguy hiểm và không có triệu chứng rõ rệt. Để phát hiện được bệnh thì chủ yếu là do việc thăm khám sức khỏe, xét nghiệm thấy mỡ máu cao hoặc là khi có biểu hiện của các biến chứng về bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…. Vẫn biết là khó phát hiện nhưng không phải là hoàn toàn không nhận biết được căn bệnh này. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc về những biểu hiện chứng tỏ bạn đã bị mỡ máu cao. Cùng theo dõi với chúng tôi nhé!
1. Những dấu hiệu ở chân và da
Vùng da phần chân sẽ sáng và căng lên, móng chân dày và mọc chậm hơn. Bên cạnh đó, lông cũng sẽ bị rụng hoặc mọc chậm lại khi bạn đã cạo đi.
Da phần chân biến đổi bất thường – khi bạn nâng chân lên màu da sẽ trắng bệch đi nhưng khi đặt chân xuống da lại biến thành màu đỏ tím. Đây là biểu hiện thường gặp ở người mỡ máu cao.
Chân lạnh – lượng máu không đủ cung cấp đến chân sẽ khiến chân và bàn chân bị lạnh. Do đó, khi có biểu hiện chân lạnh cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân có phải do mỡ máu cao hay không.
Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, chủ yếu tập trung ở vùng da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực, … to bằng đầu ngón tay, màu vàng mỡ gà, không đau, không ngứa. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp ở những người mỡ máu rất cao.
2. Cơn đau thắt ngực
Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất đi mà không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Hoặc bạn có thể cảm thấy khó chịu vùng ngực như bị có tảng đá đè lên, bóp nghẹt, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.
Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi, khó thở có thể kèm theo tức ngực hoặc không, có thể đau hoặc tức lan ra một hay cả hai bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.
3. Những biểu hiện khác
Chuột rút ban đêm – mỡ máu cao làm tắc nghẽn động mạch, đặc biệt vào ban đêm khi bạn ngủ, các hoạt động của cơ thể giảm dần đi và khiến cơ chi dưới bị chuột rút.
Vết thương khó lành – mỡ máu cao gây bệnh xơ vữa động mạch, khiến lượng máu không thông suốt dẫn đến tình trạng thiếu máu ở chân và có thể gây loét chân. Nếu có vết thương thì cũng sẽ lâu lành và thường có màu thâm đen do máu bị đông lại, gây đau đớn vô cùng.
Có các dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn đau đầu, choáng hoa mắt; thở ngắn hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút; thường xuyên mệt mỏi.
Khi có những dấu hiệu trên, bạn nên chủ động làm xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số cholesterol trong cơ thể và có biện pháp điều trị kịp thời nếu bạn bị mỡ máu cao.
Bạn nên tìm hiểu các vấn đề liên quan đến mỡ máu cao như mỡ máu cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ nhé.
Xem thêm: Bệnh mỡ máu cao – dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa hiệu quả
Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân