Ngũ vị tử là một trong những vị thuốc Đông y  được biết đến vì có  công dụng khá đa dạng như  an thần, giải tỏa căng thẳng thần kinh vừa chữa đau bụng, giảm tình trạng ra mồ hôi, chữa thận dương, đồng thời còn điều trị cả các vấn đề về gan. Vì thế, mà đã có rất nhiều người tìm đến loại cây dược liệu này, thực tế như thế nào? Cùng Dược Liệu Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan vềcây dược liệu Ngũ Vị Tự  

1.  Mô tả

  • Dây leo to, dài 5 – 7m, có thể hơn. Thân cành màu xám nâu, có nốt sẩn, cành non hơi có cạnh.
  • Lá mọc so le, hình trứng, dài 5 – 11cm, rộng 3 – 7cm, gốc thuôn hẹp, đầu có mũi nhọn, mép khía răng nhỏ, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông ngắn ở gân những lá non; cuống lá dài 1,5 – 3cm.
  • Hoa đơn tính, khác gốc: tràng có 6 – 9 cánh, màu vàng trắng, có mùi thơm; nhị 5.
  • Quả mọng, hình cầu, dường kính 5 – 7mm, khi chín màu đỏ sẫm; hạt 1 – 2.
  • Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-9.
Cây ngũ vị tự
Cây ngũ vị tự

2.  Phân bố, sính thái

Ở Việt Nam, có 4 loài, trong đó 2 loài thuộc chi Schisandra Michx (S. coccinea Michx; S. chinensis Baill.) và 2 loài thuộc chi Kadsura Juss. (K. longipedunculata Finet. et Gagnep.). Quả của các loài này được dùng làm thuốc với tên gọi chung là “ngũ vị tử” hay “ngũ vị tử nam”. Riêng loài ngũ vị tử (S. chinensis Baill.) đã được phát hiện ở một số vùng núi cao giáp biên giới Trung Quốc, như Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ). Loài này còn gặp nhiều ở Trung Quốc.

Ngũ vị tử thuộc loại dây leo sống nhiều năm, thường xanh, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, ưa sống ở vùng có khí hậu ẩm mát núi cao từ 1300 đến 1600m. Cây thường mọc trùm lên các cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ ở ven rừng ẩm, bờ nương rẫy hoặc mọc lẫn vào các kiểu rừng non đang tái sinh. Cây mọc ở vùng Xà Xén (xã Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) thấy ra hoa quả nhiều hàng năm; đến cuối mùa thu quả chín; rụng xung quanh gốc cây mẹ. Quả ngũ vị tử chín còn được một số loài chim, sóc ăn và phát tán hạt giống đi khắp nơi.

3.  Bộ phận dùng

Quả.

4.  Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu, acid hữu cơ, vitamin C, đường, chất béo.

5.  Tác dụng dược lý

Cao từ quả và hạt ngũ vị tử có tác dụng trợ tim, điều hòa tuần hoàn máu, kích thích hô hấp, giãn mạch ngoại biên, tăng tính kích thích phản xạ, và tăng hoạt động phản xạ có điều kiện với liều thấp.

  • Nước sắc hạt làm hạ đường máu trên động vật gây đái tháo đường thực nghiệm, giảm clorid máu và độ kiềm dự trữ. Trong mô, ngũ vị tử làm tăng ít lượng glycogen, trong khi làm giảm lượng glycogen trong gan; lượng acid lactic giảm trong mô và tăng trong gan.
  • Nghiên cứu trên tử cung cô lập và trên tử cung in vivo của động vật cho thấy cao từ hạt có tác dụng mạnh nhất, làm tăng co bóp nhịp nhàng cơ tử cung và hầu như không ảnh hưởng đến trương lực cơ tử cung và huyết áp.

Ngũ vị tử có độc tính không đáng kể. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy chế phẩm từ hạt ngũ vị tử có hiệu quả điều trị trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần và suy nhược, trị lỵ, làm tăng thị lực ban đêm, làm hạ huyết áp do tác dụng dãn mạch và có tác dụng bổ. Thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn.

Ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ chống độc hại gan trong những thử nghiệm gây độc hại tế bào in vitro với carbon tetraclorid và D. galactosamin.

  • Trong thử nghiêm trên ba mô hình thương tổn gan do miễn dịch ở chuột nhắt trắng, gomisin A, một lignan phân lập từ quả ngũ vị tử, có tác dụng ức chế sự tăng hoạt độ các transaminase AST và ALT và có xu hướng ức chế các biến đổi mô bệnh lý của gan.
  • Gomisin A cũng ức chế sự giải phóng transaminase gây bởi acid deoxycholic từ tế bào gan chuột cống trắng nuôi cấy in vitro; nhưng không ảnh hưởng đến sự tạo những tế bào gâv mảng tan máu ỏ lách chuột nhắt trắng miễn dịch, và đến hoạt tính tan máu của bổ thể chuột lang trong phản ứng tan máu miễn dịch. Kết quả thí nghiệm chứng minh gomisin A bảo vệ màng tương của tế bào gan và không ức chế sự tạo kháng thể và hoạt động của bổ thể.

Quả ngũ vị tử chứa các lignan có tác dụng làm giảm tổn thương gan trong các trường hợp viêm gan virus mạn tính. Ngũ vị tử là vị thuốc kháng khuẩn, bảo vệ gan, cường tim và an thần.

  • Ngũ vị tử được dùng để điều trị viêm gan mạn tính có hoạt độ transaminase huyết thanh cao, tổn thương gan, mệt nhọc, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, stress mạnh, hay quên, hồi hộp và tiêu chảy mạn tính.
  • Ngũ vị tử có tác dụng hồi phục chức năng gan và làm giảm ALT huyết thanh nhanh trong viêm gan mạn tính, và còn kích thích cytochrom P450 làm tăng khả năng giải độc trong cơ thể.
  • Ngũ vị tử làm tăng tổng hợp protein trong gan và làm tăng hoạt động các tiểu thể gan, các tiểu thể này làm tăng khả năng giải độc và tăng hoạt động chức năng gan.

6. Tính vị, công năng

Ngũ vị tử có vị chua chát, tính ấm, vào hai kinh phế, thận, có tác dụng liễm phế, chỉ ho, sáp tinh, ích thận, thu mồ hôi, sinh tân dịch.

7. Công dụng

Ngũ vị tử được dùng tri phế hư, ho tức ngực, suyễn, miệng.khô khát nước, mỏi mệt, thận hư, liệt dương, di tinh, mồ hôi trộm, tả lỵ lâu ngày, đái dầm. Mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 3 lần dạng thuốc sắc hoặc bột. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, ngũ vị tử được dùng để hồi phục sức khỏe, làm thuốc bổ, thuốc làm săn, trị lỵ, bệnh lậu, cảm lạnh, say sóng, viêm phế quản, hen phế quản, phối hợp với các dược liệu khác. Ngày uống 5 – 15g quả và hạt dưới đạng thuốc hãm vói nước nóng, thuốc sắc, bột và rượu thuốc.

Ngũ vị tự phơi khô
Ngũ vị tự phơi khô

Kiêng kỵ:

  • Không dùng cho người đang cảm sốt cao, đang lên sỏi hoặc sốt phát ban.

Những bài thuốc có ngũ vị tử

  1. Chữa tỳ thận dương hư đi tả: Ngũ vị tử 6g; phá cố chỉ 12g; nhục đậu khấu, ngô thù du, mỗi vị 4g. Các vị tán nhỏ, luyện viên vói đại táo và sinh khương. Mỗi lần uống lOg, ngày một lần hòa với ít nước muối làm thang.
  2. Chữa suy nhược cơ thể do phế khí hư: Ngũ vị tử lOg; thục địa, tử uyển, tang bạch bì, mỗi vị 12g; đảng sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 10g. sắc uống ngày một thang.
  3. Chữa suy nhược cơ thể do mất máu, thiếu máu: Ngũ vị tử 6g; đảng sâm 16g; huyền sâm, địa hoàng, mỗi vị 12g; thiên môn, mạch môn, mỗi vị 10g; đan sâm, phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi vị 8g; cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.
  4. Chữa hen suyễn ở người già: Ngũ vị tử 6g; mạch môn 16g; sa sâm bắc, ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
  5. Chữa hen phế quản: Ngũ vị tử 8g; tế tân, tử uyển, khoản đông hoa, đại táo, mỗi vị 12g; ma hoàng10g; bán hạ chế 8g; xạ can 6g; gừng sống 4g. sắc uống ngày một thang.
  6. Điều trị hỗ trợ nhồi máu cơ tim (kết hợp với cấp cứu của y học hiện đại): Ngũ vị tử, nhân sâm, mạch môn, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống.
  7. Chữa suy tim: Ngũ vị tử 12g; đan sâm, long cốt, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, phụ tử chế, mạch môn, đương quy, trạch tả, mã đẩ, mỗi vị 12g; nhân sâm, hổng hoa, mỗi vị 8g; đào nhân 6g. sắc uống ngày một thang.
  8. Chữa thiểu máu: Ngũ vị tử 10g; đảng sâm 16 g; phục linh, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g; đương quy. viễn chí, mỗi vị 10g; bạch truật 8g; quế tâm, cam thảo, trần bì, mỗi vị 6g; gừng 2g. sắc uống ngày một thang.
  9. Điều trị hỗ trợ tai biển mạch máu não (kết hợp vơi cấp cứu cùa y học hiện đại): Ngũ vị tử 8g; mạch môn, long cốt, mẫu lệ, môi vị 12g; nhân sâm, phụ tử chế, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
  10. Chữa chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hay quên: Ngũ vị tử 8g; toan táo nhân, hoài sơn, long nhãn, mỗi vị 12g; đương quy 8g. sắc uống ngày một thang.
  11. Chữa bế kinh: Ngũ vị tử 40g; bạch thược 120g; cam thảo, hoàng kỳ, a giao, bán hạ chế, phục linh, dương quy, sa sâm, thục địa, mỗi vị 40g. Tán nhỏ, ngày uống 12 – 20g.

Trên đây là những điều cần biết về cây dược liệu ngũ vị tự, tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng cách chữa từ dược liệu này, bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.