Giới thiệu:

Dịch chiết của lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt,trong lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy.

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,… Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.

Mô tả:

Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.

he

Rau Hẹ giúp giảm huyết áp và cholesterol 

Một vài tác dụng của rau hẹ:

1. Hỗ trợ giảm cân

Hẹ rất ít calories nhưng lại nhiều dưỡng chất có lợi.

100g hẹ tươi chỉ chứa 30 calo nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.
2. Giảm huyết áp và cholesterol
Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể.
Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
3. Ngăn chặn táo bón
Hẹ giàu chất xơ nên giúp tiêu hóa hiệu quả. Ăn nhiều hẹ sẽ cung cấp lượng lớn chất xơ cho ruột và ruột kết, giúp loại bỏ nguy cơ bị táo bón.
4. Giúp ngăn ngừa ung thư

Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên.
Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.
5. Các vấn đề về da
Vì hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da.
Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết thương hở. Nhờ đặc tính này, hẹ có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành.
6. Giúp xương chắc khỏe
Hẹ chứa nhiều vitamin K – loại vitamin ‘chịu trách nhiệm’ cho sức khỏe xương. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên.
Đặc biệt, phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương.
7. Ngăn chặn những vấn đề khó chịu khi mang thai
Hẹ tươi chứa rất nhiều axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào.
Phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng axit folic phù hợp sẽ ngăn chặn được đáng kể dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
8. Giàu dinh dưỡng
Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin…
Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.
9. Ngăn ngừa đông máu
Flavonoid trong hẹ giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao.
Hẹ giàu vitamin C có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đầy sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa chứng đông máu.
10. Giúp ngăn ngừa mụn
Sự xuất hiện của beta-carotene trong hẹ có tác dụng làm sáng làn da, ngăn ngừa mụn. Ăn hẹ thường xuyên giúp da sáng rạng rỡ.

He2

Ngoài ra, hẹ còn là một loại gia vị trong các món ăn

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hẹ:

– Chữa hen suyễn (thở khò khè): Một nắm lá hẹ giã nát, sắc nước lên để uống.

– Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước.

– Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

– Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.

– Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

– Chữa tiểu nhiều lần vào ban đêm: Lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử (mỗi vị 40g), đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Viagra nổi tiếng vì tác dụng khá hấp dẫn với nam giới. Nhưng thực ra không nhất thiết phải sử dụng thuốc, bạn vẫn có thể tìm được Viagra trong thực phẩm hằng ngày – trong đó có rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà người ta còn dùng hẹ để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp. Bạn có thể tham khảo thêm về Tác dụng của cây hẹ để biết thêm nhiều thông tin về cây thuốc quý này bạn nhé!