Cây cà rốt là loại thực vật bổ dưỡng, có chứa rất nhiều vitamin quý hiếm, bạn có thể sử dụng lá cà rốt hoặc củ cà rốt để chế biến thành các món ăn đều rất thơm ngon. Ở Việt Nam mọi người thường bỏ đi phần lá và nghĩ rằng nó chẳng có công dụng gì cả, nhưng bên phương Tây họ lại rất chuộng loại thực phẩm này. Vậy có một câu hỏi được đặt ra là: lá cây cà rốt có ăn được không? 

Lá cà rốt có ăn được không?
Lá cà rốt có ăn được không?

Đặc điểm cây cà rốt

Cà rốt là loại cây sống chủ yếu ở những nơi đất thịt pha cát, phần lá phía trên khá khá cứng, mọc chụm lại ở phần đầu của củ. Phần nhiều dinh dưỡng nhất chắc có lẽ là củ cà rốt tuy nhiên lá của nó cũng chứa nhiều vitamin, chất xơ cực tốt cho sức khỏe. Nếu sống trong môi trường tự nhiên, cây cà rốt sẽ cho hoa 2 năm một lần, thường thì nó sẽ lấy phần chất bổ dưỡng có trong củ để phục vụ cho quá trình tạo hạt và nhân giống.

Công dụng của lá cà rốt
Công dụng của lá cà rốt

Lá cà rốt có dạng bản hẹp, nhiều răng cưa, màu xanh, cọng lá cứng. Đến mùa trổ bông, hoa sẽ được tập hợp thành các tán kép; trong mỗi tán sẽ có phần hoa ở chính giữa có màu trắng hoặc hồng. Hạt cà rốt có lớp vỏ bên ngoài màu gỗ kèm nhiều lông cứng che phủ.

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại cà rốt phổ biến là cà rốt đỏ và cà rốt cam. Loại củ có màu đỏ được nhập trồng từ nhiều năm về trước, nó có năng suất kém, hình dạng hơi nhỏ, lõi hơi to, nhiều xơ, ít ngọt nên ít được ưa chuộng. Loại còn lại có màu cam được nhập từ Pháp, sinh trưởng và cho năng suất cao, vỏ bên ngoài nhẵn, lõi nhỏ hơn, có hình dạng mập mập, ngắn, nhiều đường và ngọt hơn. Đây chính là loại củ phổ biến nhất trên thị trường.

Chất dinh dưỡng có trong lá cà rốt

Lá cà rốt được nhiều chuyên gia đông y đánh giá là một loại thảo dược quý hiếm và bổ dưỡng, chúng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú, có giá trị cao giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, giúp con người chống lại bệnh tật. Nếu như củ cà rốt là loại thực phẩm giàu đường, vitamin thì lá cà rốt lại giàu chất xơ, vi chất có lợi cho quá trình tái tạo da cũng như chống lại sự lão hóa của tuổi già.

Theo ước tính, trong 100g lá cà rốt sẽ chứa khoảng 88,5g nước; 1,5g protein; 1,2g cellulose; 8,8g glucid cùng nhiều dưỡng chất khác. Các dạng muối khoáng có trong cà rốt bao gồm: kali, sắt, đồng, mangan, canxi, brom, bo, phốt pho,…. Đường cũng là một loại chất có nhiều trong lá, chúng chiếm đến hơn 30% tổng lượng đường có trong củ, nó là loại đường không no, có cấu trúc mạch gãy nên khi đi vào cơ thể, dưới tác động của enzym hoạt hóa chúng sẽ dễ bị phân hủy.

Dinh dưỡng trong lá cà rốt
Dinh dưỡng trong lá cà rốt

Ngoài ra, trong lá  rốt còn có rất nhiều loại vitamin khác nhau như: vitamin C, D, E, B, đặc biệt là chất caroten. Theo như các nghiên cứu y khoa thì caroten khi đi vào cơ thể người sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp thúc đẩy sự sinh trưởng của các tế bào, nuôi dưỡng làn da tươi trẻ, rạng ngời, chống viêm, giảm mụn hiệu quả.

Các công dụng tuyệt vời

Lá cà rốt là rau quý, bổ dưỡng có nhiều công dụng tốt, được đông y sử dụng như loại thuốc thần kỳ chữa được mọi loại bệnh.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Một trong thành phần nổi bật nhất của lá cà rốt là vitamin C. Theo như các báo cáo định lượng thì tỷ lệ  vitamin C có trong lá cà rốt rất cao, gấp khoảng 6 lần củ, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn. Vì thế mà nó được nhiều chị em nội trợ ưa chuộng và thường sử dụng làm salad.

Giảm tỷ lệ ung thư

Nếu như trước kia mọi người chỉ biến đến củ cà rốt chứa nhiều carotene giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa chống ung thư thì quả là một thiếu sót bởi lá cà rốt còn chưa một loại dưỡng chất quý hơn nhiều. Bạn đã từng nghe đến chất diệp lục giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư chưa nhỉ? Theo vài nghiên cứu quốc tế gần đây thì chất diệp lục trong lá cà rốt có khả năng kìm hãm sự phát triển của khối u, từ đó hạn chế sự phân chia tế bào ác tính, giảm sự lây lan.

Công dụng của lá cà rốt
Công dụng của lá cà rốt

Giúp thanh lọc cơ thể

Chất diệp lục là một loại hợp chất có công dụng giải độc giúp cơ thể hoàn toàn được thanh lọc. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của thận, giúp chúng ta loại bỏ các chất độc hại trong máu một cách dễ dàng, giảm việc hình thành sỏi thận.

Tốt cho tiêu hóa

Các chất xơ có trong lá cà rốt sẽ giúp cơ thể đào thải bớt lượng mỡ bám trong thành mạch và đường ruột từ đó các cơ cũng dễ dàng co bóp hơn, kích thích sự đào thải phân ra khỏi quá trình tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả

Lá cà rốt cũng chứa rất nhiều vi lượng như nguyên tố kali, chúng có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm được áp suất máu có trong thành mạch từ đó bảo vệ được hệ thống mạch máu tốt hơn. Do đó, khi bổ sung lá cà rốt vào các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây nhồi máu cơ tim và tăng xông.

Giúp mắt luôn được khỏe mạnh

Lá cà rốt cũng chứa rất nhiều tinh chất caroten – tiền tố của vitamin A, hợp chất có lợi cho mắt. Theo khuyến cáo của các bác sĩ bệnh viện mắt trung ương, nếu thường xuyên sử dụng lá cà rốt sẽ giúp đôi mắt sáng hơn rất nhiều, chỉ cần 2 tuần 1 lần sẽ có hiệu quả tức thì, tốt hơn cả việc bạn ăn củ cà rốt.

Giúp cải thiện lưu thông máu

Như đã đề cập ở phần trên, lượng vi chất magie và kali có rất nhiều trong lá cà rốt, chúng có tác dụng giữ cho chu trình lưu thông máu diễn ra bình thường, nhờ việc đẩy lùi các loại chất béo có trong thành mạch từ đó trả lại cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh.

Món ăn đơn giản từ lá cà rốt

Các món ăn từ lá cà rốt thường không được phổ biến tại Việt Nam, nó chủ yếu được người dân phương Tây sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng trong việc chế biến món ăn đơn giản mà thơm ngon.

Salad lá cà rốt với cá hồi

Salad và lá cà rốt
Salad và lá cà rốt

Các nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • 200g cá hồi
  • 250g lá cà rốt
  • 200g xà lách
  • 1 củ hành tây
  • 1 hoặc 2 quả cà chua
  • 2 quả táo
  • Nước xốt và gia vị

Các bước tiến hành

Bước 1: nhặt và rửa sạch các loại rau ăn kèm bao gồm: lá cà rốt, xà lách, hành tây và cà chua

Bước 2: gọt sạch vỏ táo, cắt thành những miếng hạt lựu to, đồng thời thái hành tây thành những lát mỏng sau đó đem đi ngâm với dấm cho bớt hăng

Bước 3: thái cà chua thành khoanh tròn, mỏng vừa ăn, cắt những cọng rau cà rốt, xà lách ra.

Bước 4: sơ chế cá hồi, sau đó đem ướp với gia vị và áp chảo, đợi khi cá chín thì để ra đĩa

Bước 5: trộn các loại nguyên liệu với sốt merone.

Lá cà rốt xào tỏi

Đây cũng là một món ăn khá lạ miệng mà bạn có thể thử. Trước khi bắt tay vào làm, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 300g lá cà rốt
  • 1 củ tỏi
  • Dầu thực vật, gia vị

Vì là một món ăn đơn giản vậy nên các bước cũng vô cùng nhanh gon, bạn chỉ cần làm theo 3 bước sau:

  • Đầu tiên là rửa lá cà rốt thật sạch, để ráo nước, nên ngắt các cọng rau thành những đoạn vừa ăn cỡ 8cm, chỉ lấy lá non thôi
  • Tiếp theo là bóc tỏi và xay chúng thật nhuyễn
  • Cuối cùng là đợi chảo dầu sôi lên thì phi thơm tỏi sau đó bỏ lá cà rốt vào xào cùng, đợi khi rau tái thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn là được. Khoảng 10 phút sau khi món ăn đã chín thì bạn mang thành phẩm để ra đĩa.
xem thêm  Chữa huyết áp cao bằng các loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày

Nui trộn lá cà rốt

Đây là một món ăn mang đậm chất âu, nó là sự kết hợp hoàn hảo của vị bùi bùi và béo ngậy.

Trước khi tiến hành làm món ăn, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

  • 200g lá cà rốt
  • 300g nui
  • 1 củ hành tây
  • Dầu thực vật và gia vị

Các bước làm:

Bước 1: sơ chế lá cà rốt, hành tây sau đó thái chúng thành những đoạn vừa ăn, riêng với lá cà rốt bạn nên cắt thật nhỏ giống như khi bạn cắt hành lá.

Bước 2: cho nui vào nồi, đổ nước ngập và luộc lên. Đợi khoảng 30 phút để nui chín đều thì vớt ra rổ, để nguội, ráo nước.

Bước 3: đợi dầu nóng lên thì cho hành tây vào phi thơm, tiếp đó cho nui vào đảo cùng với lá cà rốt. Sau khoảng 8 phút thì bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn, tiêp đó là tắt bếp, trình bày ra đĩa.

Như vậy qua bài viết bạn đã tự trả lời được câu hỏi: lá cà rốt có ăn được rồi. Hơn nữa, bạn cũng có thể tham khảo được 3 loại món ăn ngon bổ dưỡng, đơn giản hoàn toàn làm được tại nhà.