Cây tỏa dương là loại cây mọc ký sinh trên rễ của cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp. Đông y dùng tỏa dương để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn. Sau đây là những cách dùng tỏa dương.

Cháo tráng dương: tỏa dương nấu với chim sẻ, chim cút, gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm (những thức ăn có tác dụng tráng dương).

Hai quả thận (còn nguyên phần đỏ phía trên) bổ dọc, bỏ phần lõi ở giữa. Rửa sạch với nước gừng, rắc bột tỏa dương vào giữa, úp hai phần lại với nhau, cuốn dọc hành hẹ, nướng vỉ hoặc hấp chín để ăn. Khi ăn có thể thái mỏng. Chấm nước mắm gừng, tỏi…

gahamtoaduong

Gà trống hầm tỏa dương: gà trống choai 1 con, tỏa dương 20g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g, ngũ vị tử 20g. Gà làm sạch mổ moi lấy lòng ra cho thuốc vào hầm cách thủy cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần 1 lần, dùng 3 tuần. Không có gà thay bằng dạ dày lợn làm sạch, nhồi thuốc để hầm. Dùng cho người tảo tiết do tâm thận hư.

Canh tỏa dương đậu đen: ăn đều mỗi chiều tối trong nhiều ngày chữa liệt dương, ngũ canh tiết tả (buồn đại tiện lỏng sáng sớm do dương hư)…

Rượu tỏa dương: tác dụng khai vị, cường tráng.

Bài 1: củ tỏa dương thái mỏng với tỷ lệ 1 tỏa dương 5 rượu (400). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Công thức khác: tỏa dương 30g (thái lát), rượu trắng 500g ngâm 1 tháng là dùng được.

Bài 2: tỏa dương 10g, lộc nhung 10g (thái lát); câu kỷ 30g; ba kích 20g; ngưu tất, nhục quế 10g cho vào bình đổ 2 lít rượu ngon 400 trở lên (vì có nhung hươu). Ngâm 1 tháng thì uống được. Tác dụng: tráng dương bổ thận.