Đối với cây sứ sau một thời gian trồng và chăm sóc cây hoa sứ, cây cần được thay chậu mới và thiết kế lại hình dáng (thời gian khoảng 1 năm). Như các bạn đã biết, dáng cây hoa sứ độc đáo nhất là ở bộ rễ, thời gian này cũng là lúc các nghệ nhân nâng bộ rễ của cây lên để khoe vẻ đẹp đặc biệt của loại cây này.

Kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ

Thường thì cây hoa sứ ở tuổi đời từ 1 năm trở lên có tình hình “sức khỏe” ổn định. Lúc này rễ cây đã rất phát triển kín chậu, các nhánh cây vươn dài. Chính vì thế cần thiết phải cắt tỉa cây để tạo thế, tạo dáng cho cây đẹp hơn.

Kỹ thuật cắt tỉa cây sứ

Thời gian cắt tỉa cây hoa sứ

Khi tiến hành kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ, bạn nên thực hiện vào thời gian tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch. Tuyệt đối không thực hiện vào mùa mưa, bởi cây rất dễ bị úng, thối gốc vì bị nước mưa xâm nhập vào các vết thương hở

Cắt tỉa các tàn nhánh

Kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ với các tàn nhánh cũng ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng của tán cây hoa sứ. Khi cắt tỉa, bạn cần suy đoán được sau khi cắt với thời gian ra hoa yêu cầu, cành mới cần dài đủ 20cm thì mới ra hoa được. Lúc này tán hoa sứ sẽ cân đối nhất.

Kỹ thuật cắt tỉa cây sứ

Bộ củ hoa sứ

Bộ củ hoa sứ được đánh giá đẹp nhất khi bạn cho nó lồi lên khỏi mặt đất ½ phần. Nếu cho lồi lên cao hơn, khi gió bão, cây sẽ bị nghiêng đổ.

Các bước thực hiện

  1. Nhổ rễ lên khỏi mặt đất, dùng vòi xịt làm sạch lớp đất bám ở củ.
  2. Dùng dao chuyên dụng cắt các nhánh rễ theo đúng ý, bỏ những rễ nhỏ không cần thiết quanh củ (phần ở trên mặt đất). Hãy loại bỏ những rễ nhỏ quanh các đầu rễ lớn để nếu nó bị dập khi trở lại đất nó cũng không thể gây bệnh. Tất cả các vết cắt này cần được bôi thuốc trừ bệnh (Aliette, vôi, sơn..)
  3. Treo cây lên trong khoảng 5-10 ngày để các vết cắt khô. Cần treo ở nơi có ánh nắng nhẹ, râm mát.
  4. Đem cây trồng trở lại chậu với đất ẩm và để nơi râm mát, tránh ánh nắng mạnh. Nếu có mầm nhú ở chỗ vết cắt, không tưới nước nhiều, chỉ nên tưới ở dạng sương nhẹ.
  5. Khi xuất hiện các mầm nhú lớn hơn, di chuyển cây ra nơi có ánh nắng khoảng 80%. Lúc này các mầm non sẽ thu hút sâu bệnh gây hại. Đừng sử dụng thuốc diệt trừ mà hãy diệt trừ thủ công nhằm tránh làm tổn thương mầm non.
  6. Dùng phần NPK 20:20:20 để bón. Tiếp tục bón phân hữu cơ để bón cho cây khi cây ra chồi non và lá đã hoàn chỉnh.
  7. Chăm sóc thường xuyên cây kéo dài 6 tháng, bạn sẽ có một dáng hoàn chỉnh

Như vậy, việc cắt tỉa cây hoa sứ rất quan trọng nó cũng là một phần để cây phát triển tốt và có bộ rễ chắc khỏe bạn có thể tìm hiểu thông tin thêm tại đây.

Xêm thêm: Cây hoa sứ – Đặc điểm cây hoa sứ