Hệ lụy từ nhập khẩu nguồn nguyên liệu

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam tiêu thụ hơn 50.000 tấn dược liệu mỗi năm, trong đó 60% – 70% được nhập từ nước ngoài, hàng nhập lậu và không rõ nguồn gốc chiếm tới 80% con số đó. Chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu từ nước ngoài là 112 triệu USD, trong đó từ Trung Quốc chiếm 57% (Thống kê của Tổng cục Hải quan).

Không chủ động được nguồn nguyên liệu dược phẩm, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài đã dẫn tới nhiều hệ lụy như khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, và rủi ro từ những biến động thị trường khiến doanh nghiệp dược phải dừng sản xuất một khi nguồn nguyên liệu bị thao túng. Chưa kể, đây còn là sự lãng phí tài nguyên quốc gia khi Việt Nam được đánh giá là có khoảng 4.000 loài cây thuốc và một kho tàng các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc.

Chuẩn hóa để khai thác hiệu quả nguồn dược liệu trong nước là một hướng đi đúng đắn giúp các doanh nghiệp dược giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dược, đặc biệt là phát triển các sản phẩm dược có lợi thế như đông dược.

7_Oct_2014_033134_GMTMo_duong_chuan_hoa_1

Chuẩn hóa nguồn dược liệu tăng sức cạnh tranh

Tiềm năng về dược liệu tại Việt Nam còn rất lớn nhờ hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Khai thác thế mạnh đó, nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã và đang phát triển vùng nguyên liệu riêng với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Như Nam Dược – một doanh nghiệp lớn của ngành dược Việt Nam phát triển vùng trồng Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường tại Hải Hậu – Nam Định; Độc Hoạt, Đương Quy tại Lào Cai; Sa nhân, Hy thiêm, Tam Thất, Khôi tía tại Hà Giang; Cà gai leo tại Hà Nội; Diệp hạ châu, Húng chanh tại Phú Yên, Bạch chỉ, Sinh địa, Cát cánh tại Nam Định; vùng nuôi rắn hổ mang tại Vĩnh Phúc…

Hiện nay, Nam Dược đã đáp ứng 70% dược liệu đầu vào là thuốc Nam do Nam Dược sản xuất đạt hàm lượng hoạt chất cao nhất. Ông Hoàng Minh Châu – Tổng Giám đốc Công ty CP Nam Dược cho biết : “Trong thời gian tới, Nam Dược sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư nuôi, trồng và phát triển vùng dược liệu theo hướng đạt tiêu chuẩn GACP – WHO (*) để nâng con số đó lên 80%”.

Vùng trồng dược liệu Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP của Nam Dược tại Hải Hậu, Nam Định

Đối với nguồn dược liệu có nguồn gốc từ động vật như sữa ong chúa, cao rắn hổ mang, mỡ trăn…, các nhà khoa học Việt Nam thực hiện chuyển giao cho các công ty dược phẩm sau nghiên cứu.

Trong quá trình sản xuấtMới đây, các nhà khoa học của Viện công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã thực hiện chuyển giao nguồn nguyên liệu chuẩn hóa từ dược liệu có nguồn gốc từ sữa ong chúa dưới dạng đông khô cho Nam Dược để ứng dụng sản xuất bộ sản phẩm viên uống – kem thoa Sắc Xuân giúp điều trị hiệu quả làn da nám dạm cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi bị tăng sắc tố da, nám sạm da và chăm sóc, làm đẹp da sau điều trị.

Trao đổi với TS. Trương Hương Lan (Chủ nhiệm Bộ môn Thực phẩm và dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam), bà cho biết: “Nguồn nguyên liệu sữa ong chúa được chúng tôi lấy trực tiếp từ các trang trại nuôi ong tại cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng. Trong quá trình sản xuất, chúng tôi sử dụng công nghệ sấy đông khô ở nhiệt độ – 40 độ C bằng những thiết bị máy móc hiện đại nhất. Sữa ong chúa đông khô không chỉ vẫn giữ nguyên được dưỡng chất như sữa ong chúa tươi mà còn tăng thời gian bảo quản. Đây cũng là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học do chính các nhà khoa học của Viện thực hiện”.

Mo_duong_chuan_hoa_2

Tham vọng xuất khẩu dược phẩm

Việc chuẩn hóa nguồn nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn giúp doanh nghiệp Việt Nam tự tin khi đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Dương Thị Sáu – Giám đốc Công ty Dược phẩm Ích Nhân, cho biết: “Thị trường Myanmar, Lào, Campuchia…có phản ứng khá tốt đối với các dòng sản phẩm làm đẹp da cho phụ nữ từ nguồn dược liệu sữa ong chúa Việt Nam. Song song với chiến lược đầu tư nguồn dược liệu, Dược Phẩm Ích Nhân hướng tới xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất trên nguồn nguyên liệu sạch tự sản xuất và khai thác”.

Xuất khẩu dược phẩm ra thị trường quốc tế với nhiều doanh nghiệp dược sẽ còn là thách thức. Tuy nhiên, đây là tín hiệu đáng mừng cho việc nhiều doanh nghiệp dược phẩm đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình. Và chắc chắn rằng, việc đầu tư chuẩn hóa nguồn nguyên liệu dược phẩm phải là nhiệm vụ sống còn và then chốt với mỗi doanh nghiệp dược phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh.

(*) GACP – WHO: Thực hành trồng trọt, thu hái và chế biến dược liệu đạt chuẩn theo quy định Tổ chức Y tế thế giới.

Vũ Minh (nguồn vietnamnet )