Cua đồng hay còn có tên gọi khác là “Điền giải”, sinh sống ở những vùng nước ngọt, phân bố rộng rãi từ đồng bằng đến trung du miền núi nước ta.

Trị ghẻ lở, thanh nhiệt cơ thể: Lấy 200g cua đồng bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; mướp hương 1 – 2 trái cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay và mồng tơi tươi mỗi thứ 100g rửa sạch, cắt đoạn. Đun sôi nước cua và cho các loại rau vào, đến khi mướp chín là được.

cua-dong-2

Trị còi xương, chậm đi ở trẻ nhỏ: Cua đồng sau khi được làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 – 2 thìa nhỏ. Kết hợp cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 15 phút, 2 – 3 lần/tuần sẽ cho kết quả tốt hơn.

Trị lành viết thương bầm dập: cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Trị chứng mất ngủ, biếng ăn: Sử dụng 1 – 2 nắm rau rút bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 – 400g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 – 10 phút. Ăn trong ngày, cần ăn 2 – 3 ngày.

Trị chứng viêm thận cấp bằng cua đồng: Lấy 250g cua đồng bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.

Trị chứng chướng bụng, đầy hơi: Cua đồng làm sạch, giã lấy nước nấu cháo, ăn nóng.

Trị đau răng lợi, nhiệt miệng: Sử dụng cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.

Tuy nhiên, cua đồng không phải tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Những người không nên sử dụng cua đồng như: Những người ốm, những người mới ốm dậy, phụ nữ có thai, những người có biểu hiện tỳ vị hư hàn. Trong gạch cua có chứa nhiều hàm lượng cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.

Lưu ý: Trong các món ăn được chế biến từ cua đồng nên cho thêm tía tô và gừng để làm giảm bớt tính hàn.