Bệnh xơ gan cổ trướng là gì?

Như các bạn đã biết, xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Đây cũng được coi là một căn bệnh mãn tính về gan khá nghiêm trọng. Bệnh là do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan gây biến dạng cấu trúc của gan. Xơ gan cổ trướng gây tổn thương gan và biểu hiện ra toàn thân. Khi các chức năng gan bị vô hiệu hóa cũng là lúc cơ thể không thể đào thải được chất độc ra ngoài. Về dài sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình vận động trong cơ thể. Dựa theo diễn biến trong quá trình phát triển, bệnh được chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn đầu, giai đoạn toàn phát và giai đoạn muộn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà có các biểu hiện cụ thể khác nhau.

thuoc-chua-va-dieu-tri-benh-xo-gan-co-truong-2

Nguyên nhân của bệnh xơ gan cổ trướng

Bao gồm nguyên nhân do gan và ngoài gan
– Các nguyên nhân xơ gan cổ trướng do gan bao gồm: nghiệm rượu, vi rút, suy dinh dưỡng, suy gan cấp tính, bệnh gan nhiễm mỡ,… gây nên.
– Nguyên nhân xơ gan cổ trướng ngoài gan bao gồm: suy tim, hội chứng thận hư, rối loạn tuyến tụy gây nên.

Biểu hiện của bệnh xơ gan cổ trướng

Có thể dễ dàng nhận biết bệnh xơ gan cổ trướng qua một số biểu hiện rõ rệt thông thường như : Người bị phù, bụng bang (bụng phình to). 
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà có những biểu hiện nhận biết khác nhau:
Đối với giai đoạn bắt đầu: lúc này chức năng gan vẫn chưa suy giảm nhiều nên các triệu chứng thường không rõ ràng. Người bệnh có thể nhận biết qua một số biểu hiện nhẹ về rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon, tiêu lỏng, đầy bụng, buồn nôn và nôn; các biểu hiện cơ thể mệt mỏi và đau nhẹ ở vùng bụng.

thuoc-chua-va-dieu-tri-benh-xo-gan-co-truong-3

Sang giai đoạn toàn phát: chức năng gan suy giảm hơn nhiều biểu hiện qua các triệu chứng rõ rệt về rối loạn tiêu hóa, các cơn đau bụng rõ rệt hơn, người mệt mỏi kéo dài, sút cân, vàng da; các biểu hiện giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay sưng to, có các hiện tượng chảy máu chân răng, mũi, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt kéo dài và các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh hồi hộp, tê bì chân tay, cổ chân bị phù,…

Giai đoạn cuối: các biểu hiện nêu trên trở nên rõ rệt, cộng thêm với các biểu hiện về tăng áp lực tĩnh mạch rõ rệt như cổ trướng, da bụng bóng, đi tiểu rất ít, khó thở, người gầy, da vàng sậm; các biểu hiện về tình thần như hưng phấn, hốt hoảng thất thường, hôn mê gan,…

Dược liệu cho bài thuốc trị bệnh xơ gan cổ chướng

1. Cây chó đẻ còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).
2. Quả dứa dại tách ra từng múi dùng khô 100g, dùng tươi 300g.
3. Cây mã đề, dùng tươi 50g.
4. Củ tam thất, xay thành bột mịn 6g/ngày, chia làm 3 lần.

Cách dùng: Sắc 3 vị thuốc đầu với 2 lít nước còn 1/2 lít. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần.
Ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống 1 lần. Uống liên tục một ngày, một thang trong vòng 30 ngày. Đến ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.

Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).

– Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.

– Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.

– Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).

– Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).

– Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).

Sau 6 tháng điều trị bệnh nhân khỏe đạt 80-90%, lao động bình thường.

Cước chú: Nếu bụng trướng nước, gan cứng to gây khó thở thì trục nước ra bằng một trong các cách sau:

Bài 1: Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Nếu đã uống bài 1 từ 1-2 thang bệnh nhân vẫn khó thở, bụng vẫn trướng nước thì uống bài 2.
– Vị thuốc: Lá nhót tươi 100g + lá cây cà phê, chè tươi 100g. Nước 600ml sắc còn 200ml uống hết một lần khi nước còn ấm.
– Sau khi uống từ 1-2 giờ bệnh nhân đi tiểu 7-8 lần/ngày (lượng nước tiểu từ 8-9 lít).
– Cầm đi tiểu: Cho uống nước sắc hạt đậu xanh còn nguyên vỏ. Đậu xanh 150g,  nước 400ml sắc còn 150ml để thật nguội. Khi bệnh nhân đi tiểu được 7-8 lít thì cho bệnh nhân uống.

Lưu ý: Khi cần đến bài trục nước thứ 2 này thì dừng uống thuốc trị bệnh một ngày.