Bị thận yếu nên ăn gì, uống gì tốt?
Một số thuốc Tây y được các bác sĩ kê đơn để chữa chứng thận yếu như :
Nhóm thuốc lợi tiểu, giúp tăng khả năng lọc và đào thải của thận. Một số nhóm thuốc như furosemid (lasilix, lasix), nhóm thiazid hoặc nhóm thuốc có khả năng giảm lượng kali trong máu.
Thuốc chống tăng huyết áp: Bao gồm các loại thuốc ức chế men thụ thể (telmisartan, valsartan), ức chế men chuyển (perindopril, quinapril), thuốc cân bằng calci phospho,…
Thuốc chống thiếu máu: Bao gồm darbe epo beta và alpha, sắt…
Thuốc cân bằng acid uric trong máu: Bao gồm colchicin hoặc allopurinol.
Bị thận yếu nên uống Tang Phiêu Tiêu
Tang phiêu tiêu (còn gọi là tổ con bọ ngựa trên cây dâu tằm) có vị ngọt, mặn, tính bình. Đi vào hai kinh can và thận.
Tang phiêu tiêu là một vị thuốc quý có công dụng ích thận, cố tinh, trị chứng di tinh, mộng tinh, đái dắt, đái són, tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện không thông. Dùng với các bệnh thận hư, thận yếu, chứng di tinh, tảo tiết. Có tác dụng lợi thủy, tiểu tiện ra sỏi, hoặc tiểu đục, các trường hợp đái dầm, đái dắt.
Để chữa bệnh thận yếu, tiểu tiện nhiều lần có thể áp dụng bài thuốc sau: Tang phiêu tiêu 30g, Ba kích 30g, Phong thạch hộc 20g, Đỗ trọng 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột rây mịn, luyện với mật ong làm viên 6g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên với ít rượu hâm nóng.
Sử dụng rau ngổ chữa bệnh thận yếu
Rau ngổ cũng là bài thuốc dân gian chữa bệnh thận yếu rất hiệu nghiệm, đơn giản và tiết kiệm.
Rau ngổ có vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc. Theo Đông y, rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, làm giảm co thắt cơ trơn, cơ ruột, giãn mạch máu. Tăng lọc cầu thận dẫn đến tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị đào thải ra ngoài. Do đó, rau ngổ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị sỏi thận, tiểu khó, tiểu ra máu, chức năng thận suy giảm, không còn sức lực, khả năng sinh lý kém.
Để sử dụng rau ngổ trong quá trình điều trị bệnh người bệnh chỉ cần lấy rau ngổ rửa sạch. Nên rửa sạch bằng nước muối và ngâm nước muối khoảng 5 phút để khử trùng. Sau đó, giã nhỏ, lấy nước uống. Ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Hoặc lấy 20-30g rau ngổ, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để ngoại vào lọc lấy nước uống hằng ngày. Người bệnh nên thực hiên kiên trì các bài thuôc trên để có kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, các chuyên gia Đông y, khuyên phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ. Vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sảy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông, thường mọc ở nơi ẩm ướt nên dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu rửa không kỹ có thể dẫn đến ngộ độc. Khi sử dụng thực phẩm này nên đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm trước.
Người bị thận yếu nên uống nước râu ngô
Râu ngô có mặt trong phương pháp chữa thận yếu. Và cách chữa trị với công thức khá đơn giản. Bạn có thể dùng râu ngô tươi hoặc khô tùy ý. Cho râu ngô vào nồi nước và đun sôi trong 10 phút. Gạn lấy nước râu ngô uống. Vừa thanh nhiệt cơ thể, vừa hỗ trợ điều trị bệnh.
Uống đậu đen hồi phục thận khỏe
Những người thận yếu nên biết đậu đen còn giúp điều trị bệnh thận. Dùng đậu đen cho vào nước đun sôi tới khi đậu chín mềm, cho một chút đường và quấy đều để đường tan vào nước đậu. Ăn cả cái và nước đậu đen rất tốt cho người bị thận.