Bạn có biết, môi của chúng ta cũng cần được chăm sóc và bảo vệ giống như da không? Các bước chăm sóc để có được đôi môi đỏ mọng xinh đẹp cũng nhiều công đoạn không kém việc chăm sóc da, bao gồm tẩy trang cho môi, tẩy da chết, dưỡng ẩm môi và chống nắng. Trong đó, việc tẩy da chết môi sẽ giúp loại bỏ tế bào sừng già cỗi, làm da môi mềm mịn, từ đó làm nổi bật thêm sự xinh đẹp của chị em chúng mình. 

Nếu như bạn chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm mỹ phẩm hỗ trợ tẩy tế bào chết môi, bạn có thể tự làm tẩy tế bào môi tại nhà rất đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm như đường, mật ong, dầu dừa…

Lợi ích của việc tẩy tế bào chết môi

Chăm sóc môi chu đáo sẽ làm cho đôi môi của bạn trông đẹp dù là khi để mộc hay đánh son, không chỉ vậy, tẩy tế bào chết định kỳ cho môi sẽ giúp bạn duy trì một đôi môi mềm mại, xinh xắn. Một số lợi ích khác mà tẩy tế bào chết môi đem lại là:

  • Loại bỏ tế bào chết trên môi giúp ngăn ngừa việc môi bị nứt nẻ và khô rát.
  • Làm cho đôi môi mềm mại và mịn màng.
  • Giữ ẩm cho môi, tránh việc bị ngứa ngáy, đau nhức khi môi thiếu độ ẩm cần thiết.
  • Cải thiện tông màu cho môi, hạn chế tình trạng môi bị thâm làm phái đẹp mất tự tin.
  • Tẩy tế bào chết cho môi định kỳ sẽ giúp bạn son lên màu đẹp hơn và son cũng bám lâu hơn trên môi.

>> Tìm hiểu thêm cách tẩy tế bào chết cho da mặt đúng cách giúp da căng mịn tại https://sieuthimypham.vn/tin-tuc/cach-tay-te-bao-chet-cho-da-mat-dung-cach.html

Tẩy tế bào chết môi mấy lần 1 tuần?

làm tẩy tế bào chết môi
Tẩy da chết môi giúp loại bỏ tế bào sừng già cỗi, làm da môi mềm mịn và giúp cho quá trình chăm sóc hiệu quả hơn.

Tuy tẩy da chết môi có nhiều công dụng như vậy nhưng các chuyên gia đều khuyến cáo rằng chúng ta không nên tẩy da chết môi hàng ngày vì nếu tẩy hàng ngày, da môi sẽ bị bào mỏng và càng trở nên dễ tổn thương, dễ bị bong tróc và nứt nẻ, thậm chí là chảy máu.

Vậy nên tẩy tế bào chết môi mấy lần 1 tuần là phù hợp?

Tần suất tốt nhất để tẩy da chết môi được gợi ý là chỉ 1 lần/tuần vào mùa hè và tăng lên từ 1 – 2 tuần vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô hơn. Đặc biệt, nếu bạn có đôi môi nhạy cảm thì thay vì sử dụng các sản phẩm tẩy da chết môi từ các thương hiệu mỹ phẩm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như đường, mật ong, bột cà phê,… vì chúng rất an toàn, lành tính mà vẫn cho hiệu quả tẩy da chết môi cao.

Cách làm tẩy tế bào chết môi tại nhà

Làm tẩy tế bào chết môi bằng dừa và mật ong

Thành phần

  • 1 thìa dầu dừa
  • 1 thìa mật ong 
  • 2 thìa đường nâu
  • 1/2 muỗng canh nước ấm

Hướng dẫn cách làm tẩy tế bào chết môi

Trước tiên, bạn trộn trộn dầu dừa và mật ong vào nhau. Sau đó thêm đường nâu và nước âm ấm vào hỗn hợp này. Tiếp đến, chà hỗn hợp đã làm lên môi theo chuyển động tròn trong 2-3 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Tác dụng

Dầu dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa và axit béo nuôi dưỡng da môi hiệu quả. Đường nâu sẽ đóng vai trò như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên giúp loại bỏ da chết. Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm môi, trị khô môi, nứt nẻ. 

Tẩy da chết đường nâu và mật ong

Thành phần

  • 1 thìa mật ong nguyên chất
  • 1 thìa đường nâu
  • 5-6 giọt tinh dầu oải hương (nếu có)

Hướng dẫn cách làm tẩy tế bào chết môi

Trộn đường nâu với mật ong nguyên chất lại với nhau theo tỉ lệ 1:1. Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu oải hương vào hỗn hợp này nếu có. Sau khi đã trộn đều, thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên môi và chà xát đều theo chuyển động tròn trong 2-3 phút. Sau đó bạn rửa lại bằng nước ấm và thoa thêm một ít son dưỡng môi sau đó.

tẩy tế bào chết môi
Hỗn hợp tẩy tế bào chế môi với đường nâu

Tác dụng

Đây là một trong những cách làm tẩy tế bào chết môi tự chế tốt nhất. Mật ong nguyên chất có tác dụng làm sáng màu môi, loại bỏ da nứt nẻ. Dầu hoa oải hương giúp nuôi dưỡng sâu bên trong môi và rất tốt để ngăn ngừa cháy nắng cho làn môi mỏng manh của chúng ta.

Tẩy tế bào chết môi từ vỏ cam

Thành phần

  • 2 thìa bột vỏ cam khô (bạn có thể phơi khô vỏ cam rồi giã nhuyễn)
  • 2 thìa đường nâu
  • 10 đến 12 giọt dầu hạnh nhân (hoặc dầu dừa)

Hướng dẫn 

Thêm đường nâu và dầu hạnh nhân vào bột vỏ cam khô, trộn đều các nguyên liệu trong một cái bát. Bạn có thể chà nhẹ hỗn hợp này trên môi trong khoảng 30 giây rồi làm sạch môi bằng khăn ướt hoặc rửa lại bằng nước ấm. Có thể sử dụng hỗn hợp này hai lần một tuần để tẩy tế bào chết cho môi.

tẩy tế bào chết môi tại nhà
Hỗn hợp tẩy tế bào chết từ vỏ cam nghiền

Tác dụng

Vỏ cam là một trong những công thức tẩy tế bào chết môi tự làm rất tốt để điều trị đôi môi thâm và đổi màu cho môi. Dầu hạnh nhân giúp dưỡng ẩm cho đôi môi khô nứt nẻ còn đường sẽ đóng vai trò là chất tẩy tế bào chết tự nhiên cho đôi môi khỏe mạnh.

Tẩy tế bào chết môi từ trái cây tươi

Thành phần

  • 1 quả dâu tây xay nhuyễn
  • 1/2 kiwi xay nhuyễn
  • 6 muỗng canh đường
  • 2 muỗng dầu ô liu
  • 2 giọt vitamin E (tùy chọn)

Hướng dẫn cách làm 

Xay nhuyễn dâu tây và kiwi trong máy xay sinh tố rồi để sang một bên. Tiếp tới bạn cho đường và dầu ô liu vào một cái chén, khuấy hỗn đường và dầu ô liu cho đến khi chúng hòa quyện với nhau. Sau đó bạn cho các loại trái cây đã xay nhuyễn vào hỗn hợp và khuấy đều. Có thể thêm vitamin E để tăng tác dụng của loại tẩy tế bào chết từ trái cây này.

Khi bào chế xong, bạn thoa hỗn hợp theo chuyển động tròn trong vòng 30 – 40 giây để đường tẩy tế bào chết trên da môi rồi rửa sạch lại môi bằng nước ấm. Hỗn hợp này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để có thể sử dụng lâu dài nhé.

Tác dụng

Kiwi giúp làm dịu đôi môi khô và đau, đồng thời làm cho môi mềm mại và dẻo dai hơn. Dâu tây chứa các khoáng chất và vitamin quan trọng giúp điều trị đôi môi bị sạm màu. Vitamin E là chất dưỡng ẩm tự nhiên, hạn chế sự mất nước, làm tăng độ ẩm tự nhiên của môi.

Làm tẩy tế bào chết môi từ cà phê và mật ong

Thành phần

  • 1 thìa bã cà phê
  • 1 thìa mật ong

Hướng dẫn cách làm tẩy tế bào chết môi

Trộn bã cà phê và mật ong vào một cái bát rồi khuấy đều. Thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết này lên môi và massage theo chuyển động tròn trong khoảng một phút. Tiếp đó, bạn giữ nguyên hỗn hợp trên môi như một mặt nạ trong vòng 1 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. 

tẩy da chết môi bằng mật ong
Hỗn hợp tẩy da chết môi từ cà phê và mật ong

Tác dụng

Cà phê là một vũ khí bí mật mà bạn có thể sử dụng trên da và môi để giữ cho chúng trông luôn khỏe mạnh và tươi tắn. Hỗn hợp bã cà phê trộn mật ong này không chỉ giúp tẩy tế bào chết hiệu quả mà còn làm mềm, dưỡng ẩm cho đôi môi của bạn.

Tẩy tế bào chết môi từ dầu dừa, đường nâu và mật ong

Thành phần

  • 2 thìa đường nâu nhạt
  • 1 thìa mật ong
  • 1 thìa dầu hạnh nhân (hoặc dầu dừa)

Hướng dẫn cách làm tẩy tế bào chết môi

Cho 2 thìa đường nâu, 1 thìa mật ong và 1 thìa dầu hạnh nhân vào 1 cái bát, sau đó trộn đều hỗn hợp. Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp vừa khuấy lên trên môi, thoa đều. Bạn có thể dùng nước ấm để rửa sạch đường và để lại lớp dầu để dưỡng ẩm cho môi.

Tác dụng

Dầu hạnh nhân giúp tái tạo tế bào chết và ngăn ngừa nứt nẻ môi. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết này thường xuyên để có đôi môi hồng hào, khỏe mạnh.

Tẩy tế bào chết môi bằng chanh

Thành phần

  • 1 thìa nước cốt chanh
  • 1 thìa Vaseline
  • 2 thìa đường

Hướng dẫn cách làm 

Bỏ đường vào 1 cái bát, sau đó thêm 1 thìa Vaseline và 1 thìa nước cốt chanh vào trộn đều. Bôi một ít hỗn hợp lên môi và nhẹ nhàng xoa đều trong một phút.Lau sạch bằng khăn ướt hoặc rửa bằng nước ấm để có đôi môi tươi sáng và mềm mại.

Tác dụng

Nước cốt chanh hoạt động như một chất tẩy trắng tự nhiên, giúp chúng ta tẩy các lớp da chết trên môi và tái tạo làn da khỏe đẹp hơn.

Tẩy tế bào chết môi bằng vitamin E

Thành phần

  • 1 thìa mật ong
  • 1 thìa cà phê dầu ô liu hoặc dầu dừa
  • 1 thìa cà phê vitamin E
  • 1 thìa đường nâu

Hướng dẫn cách làm tẩy tế bào chết môi

Cho các thành phần trên trong một cái bát và trộn đều. Áp dụng dùng hỗn hợp tế bào chết này bằng cách lấy ngón tay sạch chà xát nhẹ môi theo chuyển động tròn rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Tác dụng

Vitamin E rất hiệu quả trong việc chăm sóc môi khô, nứt nẻ kể cả trong điều kiện thời tiết hanh khô, khắc nghiệt mà không thua kém bất kỳ loại son dưỡng nào. Nhờ các đặc tính chống oxy hóa, vitamin E giúp bảo vệ môi khỏi tia UV, ngăn ngừa quá trình lão hóa đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa lành môi khô, nứt nẻ.

Trên đây là một số cách làm tẩy tế bào chết môi mà bạn có thể áp dụng để thực hiện tại nhà. Ngoài việc tẩy tế bào chết hàng tuần, kèm với đó bạn nên bảo vệ môi bằng cách tránh việc dùng tay bóc, chà xát lên môi đồng thời uống đủ nước để môi không bị khô nứt.

Có thể bạn quan tâm:  5 cách làm mặt nạ diếp cá giúp dưỡng da hiệu quả