Khế là loại cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Không những thế nó còn là biểu tưởng của quê hương với câu thơ “Quê hương là chùm khế ngọt”. Khế cũng gắn bó với tuổi thơ của chúng ta bởi câu chuyện cổ tích ăn khế trả vàng. Khế không chỉ có ở Việt Nam mà còn có nhiều ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Ả Rập, Mỹ….
Ở Mỹ người ta xem khế là quả dinh dưỡng miền nhiệt đới. Trên các trang web của Mỹ, Ấn Độ có rất nhiều bài ca ngợi về lợi ích của khế đối với sức khỏe. Lần đầu tiên ở thế kỷ thứ 12, khế được nhà triết học, bác sỹ, nhà thông thái Ả Rập Abu’l Walid Muhammad bin Ahmad Bin Rushd (được biết với tên tự châu Âu là Averrroes) phát hiện nó có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Theo vị bác sỹ này thì khế có tác dụng chữ viêm ngứa, viêm họng, ho, đau khớp, làm ra mồ hôi…Tên khoa học của khế cũng được gọi theo tên của người phát hiện ra công dụng chữa bệnh của nó đầu tiên, vì vậy tên khoa học của khế là Averrhoa carambola L.
Còn theo Đông y thì khế có tên là Ngũ liêm tử, có vị ngọt, tính bình, có công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, giúp lành vết thương. Để chữa bệnh trong Đông y có thể dùng quả, hoa, lá khế . Sau đây là một số bài thuốc từ khế.
Chữa ho suyễn trẻ em.
Đây là bài thuốc đã được Đông y lưu truyền từ xa xưa giúp cho mẹ có con nhỏ đối phó với bệnh ho suyễn hiệu quả và dễ dàng hơn. Với 20g lá khế, rửa sạch, nấu nước uống 2 lần/1 ngày, mỗi ngày 1 bát con là có thể giúp cơn bạn cắt được cơn ho.
Chữa ngộ độc nấm.
Nấm là loại thực tốt cho cơ thể và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên nấm có rất nhiều loại, nếu không cẩn thận chúng ta có thể ăn phải nấm độc rất nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp tử vong do ăn phải nấm độc. Sau đây bài viết xin chia sẻ cách chữa ngộ độc nấm trong dân gian, các bạn có thể dùng khi nhà quá xa cơ sở y tế không thể chuyển bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời được.Lấy lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g, giã nát, hòa với 200ml nước đun sôi, để nguội, chắt lấy nước uống. Có thể lấy lá khô (liều lượng bắng ½ lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống. Thêm đường cho thật ngọt
Chữa chứng ho khan, ho có đờm:
Lấy hoa khế 12g, tẩm nước gừng rồi sao, cam thảo nam 12g, tía tô 8-12g, kinh giới 8-10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml,chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa sốt cao, co giật ở trẻ em.
Khi bị sốt cao nếu để lâu sẽ sinh ra hiện tượng co giật và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác đặc biệt là ảnh hưởng tới não bộ và có thể dẫn đến tử vong. Bài thuốc sau đây được Đông y sử dụng để hạ sốt cho trẻ, các mẹ có thể áp dụng. Dùng 8g hoa khế, 8g hoa kim ngân, 8g lá dành dành, 8g nhọ nồi, 4g cam thảo, 4g bạc hà sao khô sau đó tán lấy bột mỗi lần uống 4 g. Hoặc trong trường hợp khẩn cấp để tránh co giật do sốt cao bạn có thể cho trẻ dùng nước lá khế chua, cách này cũng có nhiều mẹ áp dụng và có hiệu quả. Dùng lá khế chua sau đó giã nát lọc lấy chén nước cho con uống còn bã thì buộc vào cổ tay.
Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang.
Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn nửa bát, uống lúc nóng. Đồng thời, lấy một quả khế và một củ tỏi giã nát đắp vào rốn.
Đối với trường hợp phụ nữ sau khi đẻ, để giúp lợi sữa có thể dùng hạt khế giã nát sắc uống sẽ làm cho sữa ra nhiều. Ngoài ra khế còn là thực phẩm chứa nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, chữa trĩ rất tốt. Hoặc chị em có thể dùng nước sắc hỗn hợp 20g quả khế với vỏ cấy hồng bì 30g, rẻ sử quân 20g cũng rất tốt.
Tuy nhiên khi sử dụng khế cần có một số lưu ý:
- Những người có vấn đề về thận như suy thận hay sỏi thận thì nên tránh dùng khế bởi trong chúng rất giàu acid oxalic. Acid này khi vào cơ thể có thể kết hợp với calci nên tạo điều kiện cho việc hình thành sỏi tiết niệu.
- Khế có đặc tính ức chế men chuyển hóa cytochrome p450 nên sẽ làm tăng độc tính một số thuốc chưa bệnh như thuốc hạ mỡ máu, thuộc trị bệnh tim, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc ức chế miễn dịch. Do đó khi bạn đang uống thuốc cần phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng khế.