Như chúng ta đã biết đái tháo đường thuộc vào loại bệnh mãn tính, một trong những căn bệnh vô cùng gây hại cho sức khỏe chúng ta cũng như bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không kịp thời ức chế mỗi khi lượng đường glucose trong máu tăng cao hoặc giảm xuống thấp hơn mức bình thườn và tiếp tục để tình trạng kéo dài sẽ gây ra những nguy hiểm cho người bệnh.
Chúng ta nên đo đường huyết thường xuyên để có thể kiểm tra được lượng đường huyết trong cơ thể đang ở mức bao nhiêu. Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều loại máy đo đường huyết tại nhà giúp người bệnh có thể theo dõi được bệnh tình một cách thuận tiện mà không cần đến các bệnh viện.
Tăng Đường huyết
Đường huyết tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nếu chỉ số đường huyết ở người bình thường lúc đói >= 1,26 g/l thì đó được coi là đường huyết tăng còn sau khi ăn đường huyết >=2g/l thì đó gọi là tăng đường huyết sau bữa ăn.
Các lý do khiến insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu sẽ dẫn tới tình trạng đường huyết tăng. Nếu tình trạng này kéo dài thì bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường xuất hiện.
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm “máy đo đường huyết microlife”
Hạ đường huyết
Ngược lại với đường huyết tăng là tình trạng hạ đường huyết, đây là hiện tượng đường huyết trong máu xuống thấp hơn bình thường mà nguyên nhân chủ yếu là do dùng quá liều insulin hay thuốc uống, hoặc tiêm insulin không đúng kỹ thuật.
Một số trường hợp hạ đường huyết xảy ra ở những người hay bỏ bữa hay phải ăn muộn, người phải làm việc mệt nhọc hay tập luyện thể lực quá nhiều, người đang bị đau ốm hoặc uống rượu lúc đói…
Ở các trường hợp hạ đường huyết bệnh nhân thường cảm thấy cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi,tim đập nhanh, run tay, đánh trống ngực và vã mồ hôi.
Nói chung, dù là tăng hay hạ đường huyết đều là những dấu hiệu không bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa nói đến việc không được phát hiện kịp thời nhiều người bị tăng, hạ đường huyết còn đối diện với nhiều nguy cơ nguy hại đến tính mạng.
Đường huyết thấp khiến cơ thể bị thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ … còn đường huyết quá cao khiến mọi phản ứng sinh học bị xáo trộn. Chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Từ đó gây xơ vữa động mạch, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận,hoại tử mô mềm, dị ứng … và nhiều nguy cơ khác….
>>> Có thể bạn muốn biết “máy đo đường huyết loại nào tốt”
Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong cơ thể để theo dõi tình trạng bệnh và không thể xem thường được, nếu có dấu hiệu bất thường nào hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ dùng thuốc để đường huyết trở về mức bình thường. Cám ơn các bạn đã theo dõi!