Nhà thuốc Việt chia sẻ cách sử dụng kem chống nắng đúng cách nhất để đạt hiệu quả cao.
Xem thêm chi tiết nhé>>>cách sử dụng kem chống nắng và bí quyết làm trắng da.
Giấm táo
Một tách giấm táo đỏ có thể giúp cân bằng độ pH của da và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Do các axit trong giấm có công dụng giảm đau, ngứa và viêm nhiễm do cháy nắng. Thoa một ít giấm lên vùng da bị cháy nắng trong 20 phút sẽ giảm đau ngay lập tức.
6. Khoai tây
Khoai tây cũng được xem là loại rau củ có công dụng giảm đau hiệu quả. Xắt khoa tây thành từng lát mỏng, đắp hoặc chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương, hợp chất tinh bột trong khoai tây giúp xoa dịu vết cháy nắng.
Bột baking soda và bột ngô
Khi bị cháy nắng, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước lạnh với một vài muỗng canh bột baking soda trong khoảng 20 phút. Bột baking tạo môi trường trung tính, cân bằng độ pH giúp làm mềm da. Ngoài ra, rắc một ít bột ngô lên da sẽ ngăn ngừa vết bỏng nắng phồng rộp.
Nha đam
Nha đam được sử dụng phổ biến trong việc giải độc và ngăn ngừa kích ứng da. Gel trong nha đam chứa chất glyconutrients giúp giảm đau và dưỡng ẩm da. Đắp nha đam liên tục lên vùng da cháy nắng cho đến khi không còn cảm giác đau rát.
Mật ong
Mật ong là phương thuốc chữa cháy nắng nhanh và hiệu quả, chúng còn giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và mau lành vết bỏng.
Sữa chua
Các chế phẩm sinh học trong sữa chua như probiotics có công dụng chữa trị và phục hồi làn da. Bạn nên thoa trực tiếp sữa chua lên vết bỏng từ 5-10 phút, liên tục trong 3 ngày để đạt kết quả tốt nhất.
Hoa cúc
Hoa cúc không những có công dụng giảm stress mà còn điều trị cháy nắng hiệu quả. Bạn có thể rửa vết bỏng nắng bằng cốc nước lạnh có nhỏ vài giọt tinh dầu hoa cúc nguyên chất, hoặc ngâm mình trong bồn nước tinh dầu hoa hoa cúc.