Trong vài thập kỉ qua, nước ta xuất hiện nhiều loại cây có hình dáng và mùi vị rất giống với nhân sâm, nhưng công dụng lại khác hoàn toàn nhiều loại cây còn mang độc tính nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hay sức khỏe của người sử dụng

1.Cây Sâm Đất(Khoai đất)

Nhận biết

  • Sâm đất hay còn gọi là thổ sâm là loại cây thân thảo, mọc tỏa sát mặt đất, phân nhánh phía bên dưới. Phần rễ phát mạnh thành củ màu vàng nhạt. Lá hình trái xoan hoặc đôi khi hình trứng ngược, mọc so le với nhau. Phần lá tạo thành các cuống rất ngắn. Chiều dài của lá từ 5 đến 7cm, rộng từ 2 đến 4cm. Phần mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều có màu xanh bóng. Hoa có màu hồng, rất nhỏ mọc ở ngọn thân hoặc các nhánh. Quả có màu đỏ nâu khi chín, nhỏ và mọng bên trong có hạt màu đen nhánh, dẹt và nhỏ.
  • Sâm đất còn có những tên gọi khác như thổ sâm, củ sâm đất,… Đây là một loại cây tự mọc trong tự nhiên, lá thường được hái để dùng trong các món ăn để giải nhiệt cơ thể. Phần được dùng nhiều trong Đông y là rễ của nó, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần đều được.
  • là loại sâm truyền thống của Việt Nam, hiện nay có rất nhiều loại sâm đất rất dễ nhầm lẫn với nhau như: sâm xuyên đá, đương quy, sâm cau,… Các loại sâm kể trên đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến cây sâm đất, hay còn gọi là cây rau sâm đất.

Công dụng

Theo y học cổ truyền Sâm đất có tính mát, thích hợp chữa các bệnh như sau:

  • Chữa sỏi thận, suy thận
  • chữa bệnh sỏi thận , suy thận,
  • tác dụng kích thích ra mồ hôi
  • tác dụng bồi bổ.
  • tác dụng điều trị cảm óng, cảm lạnh.
  • Giúp thúc đẩy tiểu tiện, kích thích D – amino oxidase và bên cạnh đó cũng giúp ức chế succinic dehydrogenase tại thận.
  • Cao được nấu từ thảo dược sâm đất giúp giảm albumin tốt, giảm phù, tăng tiết niệu và giảm cả cholesterol trong máu.
  • Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, thảo dược giúp chống viêm rất hiệu quả.
  • Trị bệnh tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động kém
  • Cây sâm đất trị bệnh tiểu tiện quá nhiều
  • Cây sâm đất chữa bệnh táo bón
  • Cây sâm đất trị bệnh kiết lỵ
  • Cây sâm đất trị bệnh về máu và giúp bổ huyết
  • Cây sâm đất chữa bệnh cao huyết áp
  • Cây sâm đất trị bệnh gan và giúp giải độc gan
  • Cây sâm đất trị bệnh ho lâu ngày

2. Cây Thương lục hay Cây Thường Lục

Nhận biết

  • Cây Thường Lục còn có tên là trưởng bất lão, kim thất nương, tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb. (P. esculenta Van Houtte), là cây mới được di thực du nhập vào nước ta mấy thập kỷ gần đây. Trong nước vốn có sẵn loài thương lục Phytolacca decandra L. còn gọi là thương lục Mỹ (Phytolacca americana L.) hay dân gian còn gọi sâm voi vì cây mau lớn, sau 6 – 7 tháng cho củ to bằng cổ tay hình rất giống củ sâm (sự nhầm lẫn chết người từ đây mà ra).

Tác dụng y dược

  • Tác dụng long đàm: thuốc sắc, tinctura Thương lục hay nước thuốc ngâm đều có tác dụng long đàm, có thể do thuốc trực tiếp lích thích lên đường hô hấp làm cho tuyến thể của niêm mạc tăng tiết nhưng không có tác dụng giảm ho suyễn.
  • Thuốc sắc và thuốc rượu: Thương lục có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lî, cúm, phế song cầu khuẩn và một số nấm gây bệnh ngoài da.
  • Thuốc có tác dụng kháng viêm: nước sắc có tác dụng chống ung thư.
  • Thuốc có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.

Độc tính của thuốc:

Nước ngâm, nước sắc và tinctura Thương lục cho chuột uống, LD 50 phân biệt là 26, 28 và 46,5g/kg. Độc tính của Thương lục đỏ lớn gấp đôi loại Thương lục trắng, cả 2 loại thuốc sắc 2 giờ, độc tính đều giảm rõ rệt.

Phân Biệt Cây Sâm Đất, Cây Thường Lục với Nhân Sâm

Cây sâm đất: 

Củ Sâm Đất
  • Sâm đất là loại cây có nguồn gốc ở Trung Mỹ sớm được du nhập vào nước ta vào đầu thế kỉ 20. Chủ yếu là tự phát triển trong tự nhiên. Được tìm thấy khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc.
  • Đây là một loại cây thân thảo mọc thẳng đứng, lá trơn phân nhánh ở thân cây, lá cây mọc so le, có dạng hình trái xoan, rễ cây có màu vàng nhạt và phát triển thành củ. Lá cây có màu xanh bóng. Hoa sâm đất có màu hồng, mọc ở ngọn cây.
  • Nhìn bên ngoài như một loại rau ăn bình thường, khó có thể phân biệt với các cây dại khác.

Chi tiết cây sâm đất: Tại đất

Cây thường lục 

Cây Thường Lục
  • Nơi sống và thu hái: Loài cây của Bắc Mỹ, được thuần hoá ở  u châu và nhiều nước khác. Ở nước ta, cũng có khi thấy mọc hoang, người ta cũng trồng làm cảnh vì dáng đẹp, màu sắc cây lá và quả đẹp. Thu hái các bộ phận quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái miếng, phơi khô.
    Tính chất: Vị đắng, tính hàn, có độc (ở tất cả các bộ phận). Rễ có tác dụng gây nôn, xổ, lợi tiểu, hơi gây ngủ. Lá cũng gây ngủ và giải độc. Dịch cây có thể gây viêm da.

Chi tiết về cây thường lục:  http://sammy.vn/cay-thuong-luc-la-gi-1566.html

Cây Nhân Sâm

Nhân Sâm
  • Nhân sâm cũng ví tựa như con người nên lúc tươi được phân biệt là sâm cái và sâm đực. Sâm sau khi vừa thu hoạch xong, đang còn tươi nguyên thì gọi là Sâm tươi. Sâm sau khi sấy lên thì gọi là Sâm khô. Bạch sâm là Sâm tươi đã rửa đi phần đất còn dính sau khi thu hoạch. Hồng sâm là loại sâm được ướp tẩm, hấp sấy khô từ sâm tươi. Nhân Sâm 6 năm tuổi Hàn Quốc có hình dáng giống người nhất, nên trong tiếng Hàn Nhân sâm được gọi là Insam (In là người, Sam là sâm).
  • Độ tuổi thu hoạch của cây Nhân Sâm Hàn quốc là: 4 năm, 5 năm, 6 năm.
  • Cấu tạo của Nhân sâm Hàn Quốc gồm: phần cây và  phần củ có hình dáng rất rõ ràng. Cây nhân sâm: gồm thân cây, cành cây, lá cây và hoa. Củ nhân sâm: gồm đầu củ sâm (còn gọi là phần đầu não sâm), thân củ sâm, chân củ sâm, rễ củ sâm.