Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta và đang ngày càng tăng nhanh. Nó đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người. Vậy đâu là những yếu tố gây bệnh. Chúng ta hãy cùng theo dõi nhé.
Những yếu tố nguy cơ
Trong nhiều yếu tố có thể gây bệnh, có những yếu tố mà y học phải bó tay, song có nhiều yếu tố có thể cải thiện, điều trị và phòng tránh được.
3 yếu tố nguy cơ buộc phải bó tay mặc cho số phận là:
Di truyền: Bệnh tim mạch di truyền từ cha mẹ cho con. Nhiều nghiên cứu phổ hệ cho thấy nếu bố mẹ hay anh chị em bị bệnh tim thì con cái, anh em ruột có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Giới tính: Trong độ tuổi từ nhỏ đến trung niên, nam bị bệnh tim mạch nhiều hơn nữ; nhưng đến tuổi mãn kinh thì tỷ lệ bệnh tim mạch xấp xỉ bằng nhau ở cả nam và nữ. Lý giải hiện tượng này người ta cho rằng nội tiết tố nữ đã bảo vệ họ trong độ tuổi sinh đẻ. Đến thời kỳ mãn kinh, do các nội tiết tố suy giảm nên tỷ lệ nữ mắc bệnh tương đương nam.
Tuổi: ở người cao tuổi, có lẽ do tim làm việc đã lâu năm nên bị yếu đi, vách tim dày hơn, động mạch phần nào đã bị vữa xơ, do đó khả năng co bóp của tim trở nên khó khăn. Như vậy càng cao tuổi nguy cơ bệnh tim mạch càng tăng. Một thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy: cứ 5 người chết do bệnh tim mạch thì có tới 4 người trên 65 tuổi.
Những yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được đó là:
Cholesterol máu cao: Trong cơ thể, cholesterol có ở mọi tế bào và có nhiều chức năng quan trọng. Một nghiên cứu cho thấy nếu cholesterol máu càng cao thì tỷ lệ vữa xơ động mạch càng cao. Cholesterol sẽ đóng thành từng mảng ở thành mạch máu gây vữa xơ động mạch, hậu quả là nhồi máu cơ tim. Nhưng có người cholesterol cao mà không bị thiếu máu cục bộ cơ tim, do đó chỉ nên coi cholesterol tăng là yếu tố nguy cơ.
Tăng huyết áp: ở người bị bệnh tăng huyết áp, thành mạch máu thường bị vữa xơ nên rất kém co giãn. Do đó để tống máu vào hệ thống huyết quản, tim phải co bóp mạnh hơn. Như vậy tim phải gắng sức liên tục, hệ quả là cơ tim sẽ dày lên và cứng hơn, sự cố gắng liên tục sẽ làm tim suy yếu. Do áp lực lên thành động mạch tăng cùng với sự vữa xơ, làm mạch máu dễ bị vỡ ở những nơi xung yếu, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Bệnh đái tháo đường: Tiểu đường và tăng huyết áp là sự tác động lẫn nhau vô cùng nguy hiểm. Tăng huyết áp càng làm
Thông tin đến bạn
Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh đang là xu hướng mới của thời đại bởi kết quả ổn định đường huyết cũng như giảm mỡ máu hữu hiệu mà nó mang lại. Trong số đó, tiêu biểu phải kể đến nhân sâm – được mệnh danh là “thần dược” của nhiều loại bệnh trong đó có bệnh tim mạch. Nhân sâm có rất nhiều loại và được trồng nhiều nơi trên thế giới như sâm mỹ, sâm nhật bản, sâm trung quốc, sâm hàn quốc… Trong số đó thì sâm hàn quốc được khá nhiều người quan tâm đến.
Sâm hàn quốc còn được dùng chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác như: trà hồng sâm, cao hồng sâm,…