Hoa Sứ còn có tên gọi khác là cây Sứ Thái Lan, Hoa Hồng Sa Mạc. Thuộc họ thực vật nhà Trúc Đào – Apocynaceae. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ sa mạc Châu Phi.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây có tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình nhưng có thể sống và phát triển ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Cây chịu hạn khá tốt, ưa ẩm nhưng chịu úng kém.
Công dụng của Hoa sứ
Với sức sống khỏe, lá xanh quanh năm lại cho hoa nở đẹp, bộ rễ lạ mắt nên người ta hay trồng cây Hoa Sứ làm cây cảnh, công trình, cây bóng mát, cây ngoại thất,…
Với những cây Hoa Sứ có kích thước nhỏ dưới bàn tay nghệ thuật của những nghệ nhân, chậu Hoa Sứ nhỏ xinh trở nên mới mẻ bắt mắt và đầy tính nghệ thuật. Đặt một chậu Hoa Sứ bonsai trên bàn làm việc, kệ sách,… vừa trang trí cho không gian nhà bạn lại vừa giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt nhọc.
Hoa Sứ để bàn
Hoa Sứ có hương thơm dễ chịu, bạn cũng có thể chọn một chậu Hoa Sứ với kích cỡ lớn hơn một chút để đặt nơi góc phòng. Chắc chắn những bông hoa nhỏ sẽ làm căn phòng sáng bừng lên và tràn đầy sức sống. Người ta cũng hay trồng cây Hoa Sứ ở trong công viên, sân nhà, khu đô thị,… vừa làm cây bóng mát mà những lúc rảnh rỗi bạn cũng có thể thưởng thức những bông hoa nhỏ xinh. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn và tràn đầy sức sống như những bông hoa nhỏ xinh kia.
Ngoài công dụng làm cảnh, trang trí cây Hoa Sứ còn có công dụng trong y học. Cây Hoa Sứ được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc để chữa ho, tiêu đờm, viêm nhiễm lở loét, ghẻ lở, mất ngủ,…
Ý nghĩa của Hoa Sứ
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới ưa chuộng cây Hoa Sứ. Nhắc đến Hoa Sứ là người ta nhớ ngay tới Hawaii. Người dân ở đó coi nó như một biểu tượng với nhiều ý nghĩa. Theo quan niệm của Hawaii, một cô gái Hawaii cài bông Hoa Sứ trên mái tóc của mình là cho thấy tình trạng hôn nhân của mình. Cô ấy cài hoa bên phải là cô ấy đã kết hôn và trái là chưa kết hôn. Trong đám cưới, kết những bông Hoa Sứ thành vòng hoa và đội trên đầu với ý nghĩa hạnh phúc tốt đẹp và viên mãn.
Ở Việt Nam, Hoa Sứ thường được trồng phổ biến ở các đình chùa. Theo nhà phật thì đây là một loài cây thiêng trong hệ cây thiên mệnh ( nghĩa là sinh khí, linh hồn vũ trụ, trời đất ). Trong phong thủy, Hoa Sứ là biểu tượng cho sự trong sáng thuần khiết, sự yêu thương, tình cảm của con người với nhau.
Với cây Hoa Sứ người ta thường trồng trong chậu làm cây bonsai hơn là trồng trong sân vườn. Vì như thế sẽ dễ chăm sóc cho cây hơn và khỏe được hết vẻ đẹp tinh tế của cây. Bạn có thể nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Cả 2 cách đều đem lại hiệu quả tốt. Nhưng gieo hạt thì sau này khi cây phát triển sẽ cho bộ rễ đẹp hơn so với giâm cành. Bạn có cũng nên tìm hiểu những thông tin về kỹ thuật cắt tỉa cây sứ để giúp cây sứ có hình dáng độc đáo hơn.
Xem thêm: Tưới nước cho cây sứ như thế nào là đúng?