Gần đây đi dọc khắp các con đường ở Sài Gòn, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh quả nhót. Vậy quả nhót là gì? Ngon hay không? Và có tác dụng gì với sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Nhót là loại quả mọc nhiều ở miền Bắc vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Tác dụng của quả nhót rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quả nhót không đúng cách cũng gây hại sức khỏe. Nhót là loại ăn quả hiện nay được trồng phổ biến ở mọi nơi. Thường dùng để ăn chín hoặc là được chế biến món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.

Nhót là quả gì? Đặc điểm của quả nhót

Quả nhót còn có tên gọi khác như quả lót, quả đồi hồi tử, là một cây bụi được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Quả có hình bầu dục, với lớp vảy bên ngoài, tiếp đến là thịt nhót, cuối cùng là hạt cứng.

Khi sống có màu xanh, chín có màu đỏ bắt mắt. Lúc ra trái non, các mảng trắng bám chặt vào quả. Dần về chín, mảng này mỏng, dễ bong, chỉ cần chà xát nhẹ là có thể ăn.

Quả nhót có màu xanh khi sống và có màu đỏ bắt mắt khi chín
Quả nhót có màu xanh khi sống và có màu đỏ bắt mắt khi chín

Quả nhót được dùng ăn tươi là chính, ngoài ra cũng có thể trộn cùng một số loại gia vị khác làm thành nộm, gỏi cá… Khi ăn phải chú ý rửa sạch phần vảy bên ngoài nếu không rất dễ bị viêm họng do vảy nhót bám vào.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả nhót

Bởi vị ngọt thanh, chua nhẹ và đôi khi chan chát, giúp quả nhót “chiều lòng” được vị giác của nhiều người. Trong 100g quả nhót chứa cách thành phần dưới đây:

Dựa vào bảng số liệu trên, chứng minh tác dụng của quả nhót không chỉ loài loại ăn quả, mà còn là bài thuốc dân gian trị nhiều căn bệnh. 
Dựa vào bảng số liệu trên, chứng minh tác dụng của quả nhót không chỉ loài loại ăn quả, mà còn là bài thuốc dân gian trị nhiều căn bệnh.

Quả nhót có tác dụng gì?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc, liệu ăn quả nhót có tác dụng gì? Theo Đông y, quả nhót vị chua, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm, ngừng ho hen suyễn và cầm tiêu chảy, lỵ. Liều dùng 9-15g/ngày. Sau đây là một số bài thuốc từ quả nhót giúp trị bệnh.

  1. Tác dụng của quả nhót giúp trị ho, trừ đờm 

Ho có đờm thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường. Để điều trị bệnh, bạn cần chuẩn bị 10 quả nhót xanh, 10g trần bì và 10 quả quất. Ba vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang và chia làm 3 lần, bệnh sẽ ngày một thuyên giảm.

Trị ho đờm từ quả nhót rất hữu hiệu
Trị ho đờm từ quả nhót rất hữu hiệu
  1. Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn từ quả nhót

Hen suyễn là bệnh về đường hô hấp, mà người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Bệnh này khiến bệnh nhân bị hẹp đường thở nên thở khó, thở khò khè hoặc lên cơn suyễn, dễ gặp nguy hiểm tính mạng. Để trị hen suyễn bằng phương pháp dân gian, bạn có thể sử dụng 10g quả nhót, 6g hoa cúc bách nhật và 6g tỳ bà diệp. Các vị thuốc này cho vào sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc. Bạn nên uống liên tục từ 5-7 ngày, mỗi ngày 3 cử uống.

  1. Quả nhót có tác dụng gì đối với bệnh tiêu chảy?

Ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy từ bài thuốc quả nhót thực sự có công dụng rất hiệu quả. Bạn cần sử dụng 10 quả nhót xanh, 4g rễ cây nhót và 2g rễ cây mơ. Tiếp theo, bạn đem rửa sạch các nguyên liệu, rồi đem sắc uống. Bài thuốc này uống ngày 3 lần, liên tục đến khi giảm hẳn các triệu chứng tiêu chảy.

  1. Quả nhót có công dụng trị kiết lỵ mạn tính

Các triệu chứng của bệnh kiết lỵ sẽ được thuyên giảm rõ rệt khi bạn sử dụng bài thuốc với quả nhót. Cách thực hiện như sau: 7 quả quả nhót chín, 25g lá mơ lông và 10g lá khổ sâm. Tiếp theo, bạn đem rửa sạch lá mơ lông và lá khổ sâm để ráo nước. Sau đó, quả nhót bạn làm sạch bụi phấn, rồi cho nhót, lá mơ lông, lá khổ sâm vào nồi, đổ thêm nước để sắc lấy nước uống. Để giảm hẳn các triệu chứng của bệnh, bạn sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng quả nhót

Để mang lại hiệu quả cũng như an toàn, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây khi sử dụng quả nhót:

  • Khi ăn quả càng chín, bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào.
  • Do quả nhót có vị chua, chát nên bạn cần tránh ăn loại quả này khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút.
  • Người bị viêm loét dạ dày, có hội chứng ruột kích thích, bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi… nên kiêng ăn quả nhót.
  • Do dạ dày và hệ tiêu hóa còn quá non nớt, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vẫn chưa thích nghi được với vị chua của quả nhót. Với trẻ lớn hơn, khi ăn nhót cần lưu ý để tránh bị hóc hạt, gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ nếu không cấp cứu kịp thời.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu quả nhót có tác dụng gì cũng như các lưu ý khi sử dụng loại quả này.  Hy vọng rằng qua bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về loại quả được bán khá phổ biến hiện nay. Hãy áp dụng đúng cách, an toàn đẹp lại lợi ích cho sức khỏe bạn nhé!