Suy nhược cơ thể là căn bệnh khá phổ biến và nó thường gặp ở những đối tượng sau ốm dậy, người thường xuyên lao động quá sức hoặc là người mắc các bệnh mãn tính về liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Để chăm sóc sức khỏe, điều trị suy nhược thì sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 5 món cháo dinh dưỡng suy nhược cơ thể. Cùng xem đó là những món cháo gì nhé!
1. Cháo đậu đỏ
Cũng như phần lớn các thực phẩm họ đậu, đậu đỏ có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể, đặc biệt giúp tăng sức lực và giảm suy nhược cơ thể rất hiệu quả.
Cách chế biến cháo đậu đỏ cốt dừa: Chuẩn bị 1 lon gạo, 200g đậu đỏ, nước cốt dừa, muối. Ngâm đậu đỏ qua đêm cho mềm rồi đem hầm. Sau khi đậu mềm, vo gạo sạch rồi cho vào nồi, thêm 1,5l nước, một chút muối, đem nấu chung. Nấu cho đến khi gạo và đậu nở bung, cho nước cốt dừa vào quấy đều và chờ đến khi sôi. Cuối cùng, đem múc ra bát tô và chuẩn bị thưởng thức.
Ngoài việc nấu cháo, đậu đỏ có thể chế biến theo nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau luộc ăn, trộn với dầu và muối để ăn thay cơm, làm bánh, nấu chè. Phụ nữ thời xưa thường dùng đậu đỏ để tăng cường khí huyết, tăng sữa sau khi sinh nở bởi theo y học cổ truyền đậu đỏ vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng bổ huyết, lợi tiểu,…dùng trị mụn lở, nôn mửa, cân bằng sinh lí, hỗ trợ chữa suy nhược cơ thể cho người thiếu máu.
2. Cà rốt hầm xương
Món canh cà rốt hầm xương không còn xa lạ gì với bữa cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, ít người biết đến món cháo cà rốt. Trong dân gian hay sử dụng cà rốt nấu cháo với gạo nếp và một số gia vị để giúp người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh nhanh phục hồi lại sức khỏe.
Cách chế biến: Chuẩn bị cà rốt, gạo nếp, thịt gà, gừng tươi, gia vị. Cà rốt để nguyên vỏ, rửa sạch, cát lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi áp suất, thêm nước, nấu nhừ. Bắc nồi ra, thêm hành lá, hạt tiêu hột, ăn khi còn nóng.
3. Cháo gạo tẻ củ cải
Củ cải thái nhỏ, cho vào nồi nấu nhừ với gạo tẻ. Khi cháo chín, cho thêm gia vị vừa ăn. Cháo có tác dụng giải độc, bổ huyết, hỗ trợ chữa đầy bụng, chậm tiêu,…ăn thích hợp chứng bụng đầy chậm tiêu,…
4. Cháo lươn
Lươn sát muối, rửa sạch đem luộc rồi bỏ ruột, cho vào nấu cháo với gạo. Cháo có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt, trừ phong thấp, tốt cho người suy nhược mới ốm dậy, đau nhức chân tay, tiêu hóa kém,…
5. Cháo hạt súng gạo tẻ
Chuẩn bị bột hạt súng và gạo tẻ, cho vào nồi nấu nhừ. Cháo có tác dụng bổ tỳ, thận…dùng cho người tỳ hư, ăn ngủ kém.
Trên đây là một số món cháo vừa ngon vừa bổ dưỡng lại có tác dụng điều trị suy nhược. Hi vọng rằng với những món ăn này thì các bạn cũng sẽ tự biết cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách hiệu quả nhất.
Nhưng bên cạnh các món ăn đó thì trà chùm ngây là một loại trà thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược, chăm sóc sức khỏe rất là tốt. Thực hư về trà chùm ngây như thế nào thì các bạn tìm hiểu tại: Tác dụng của trà chùm ngây và cách pha trà chùm ngây tại nhà nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Xem thêm: