Nấm rơm dễ trồng, thu hoạch nhanh và năng suất cao. Phong trào trồng nấm rơm khá phổ biến ở các nơi có nhiều rơm dạ. Cùng chúng tôi khám phá bài viết Ăn nấm rất tốt cho sức khỏe dưới đây nhé.
Nấm rơm tươi có nhiều nước, trong 100g nấm tươi có 3,4 – 4,5g chất đạm, 1,8g chất béo, ngoài ra còn có các khoáng chất và chất xơ. Trong 100g nấm rơm khô có 49g chất đạm, 20g chất béo.
Cây nấm rơm
Mộc nhĩ khô có 13,8/100g chất đạm, nhiều chất xơ và khoáng chất, gồm cả calcium và sắt.
Nấm bào ngư có lượng đạm gấp đôi rau quả, nhiều vitamin B1, B2 và đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cơ thể, nhất là calcium, photpho và sắt với tỷ lệ gấp đôi so với thịt.
Nấm là thực phẩm có hàm lượng calo thấp, do đó những người béo phì nên dùng. Bệnh nhân đái đường cũng nên ăn nấm vì nó ít chất đường lại làm giảm cơn đói. Trong thực đơn ít cholesterol của người cao huyết áp cũng nên có nhiều nấm. Trong nấm có ít ion natri nên dùng cho người viêm thận hoặc suy tim có chứng phù cũng rất hợp. Nấm có nhiều acid folic hơn thịt và rau nên giúp phòng chống bệnh thiếu máu.
Do có nhiều chất xơ, nấm có tính nhuận tràng. Thống kê cho thấy tỷ lệ ung thư đại tràng thấp ở vùng dân ăn nhiều nấm và cao ở vùng dân ăn nhiều thịt. Trường Đại học Tokyo công bố rằng dịch chiết nấm ăn bằng cồn có tính trị ung thư ở chuột.
Dân gian thường dùng mộc nhĩ để trị các bệnh rối loạn đường ruột, đau cổ họng, thanh lọc máu. Đông y quan niệm rằng mộc nhĩ làm nhẹ mình, ích khí, cường chí.
Nấm không có diệp lục tố, không tự sản xuất được carbonhydrat như cây xanh, chúng sống nhờ vào cây mà chúng bám vào. Do đó nấm lành hay độc phần nào tùy thuộc vào môi trường cấy. Tốt nhất nên gieo cấy mộc nhĩ bằng mạt cưa trong bịch nylon nên chọn mạt cưa của loại gỗ cây không độc.
Việc thu hoạch nấm hoang dã cần phải có kinh nghiệm. Đã có rất nhiều trường hợp trúng độc nấm gây tử vong. Nấm độc thường có màu sặc sỡ hoặc ánh bạc. Khi nấu chín mà nấm có mùi vị khác lạ thì không nên ăn.