Viêm khớp dạng thấp làm cho các khớp đau nhức và khiến cơ thể vận động rất khó khăn. Điều trị đúng cách sẽ làm cơn đau khớp không tái phát được nữa.

hoang-thap-linh
Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp, thường gặp ở những người lớn tuổi. Ở giữa các khớp xương luôn có một lớp dịch trơn nhầy khá mỏng, mang chức năng nuôi sụn và bôi trơn . Chúng bao quanh các khớp, giúp khớp hoạt động êm ái và cố định tại một vị trí nhất định. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, lớp dịch này bị khô đi, các phần khớp, dây chằng bị tổn thương, sưng đau dẫn đến thoái hóa và mất chức năng hoạt động như bình thường. Khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ càng tấn công vào các thành phần cơ, bạch cầu sẽ thâm nhập vào các bao hoạt dịch, làm rò rỉ hoạt dịch khiến phần khớp viêm nặng nề hơn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ mất khả năng di chuyển sau này.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Theo nhiều ý kiến của bác sỹ chuyên gia, có những nhóm nguyên nhân chính gây nên thấp khớp là:

Do tác nhân khởi phát:

Viêm khớp dạng thấp do tác nhân khởi phát có thể xảy ra khi tế bào bạch cầu xuất hiện để chống lại sự nhập của vi khuẩn và virus nhưng lại gây phản ứng mạnh dẫn đến viêm khớp.

Do yếu tố cơ địa:

Theo thống kê, nữ giới sẽ dễ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn 2 – 3 lần so với đối tượng nam giới. Trong đó, độ tuổi từ 30 – 35 chiếm đến gần 80%. Nguyên nhân này có thể do cơ địa của chị em phụ nữ yếu hơn, hệ miễn dịch và sức đề kháng không được đảm bảo.

Do yếu tố di truyền:

Một nguyên nhân không thể không kể đến đó chính là do di truyền gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Bệnh viêm khớp dạng thấp mang tính chất gia đình, nếu gia đình có bố, mẹ mắc bệnh thì khả năng sinh con ra cũng sẽ mắc bệnh.

Do các yếu tố khác:

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, người bị viêm khớp dạng thấp còn có thể do cơ thể suy nhược, bị chấn thương trong quá trình vận động, làm việc nặng nhọc, có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, sống trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh, không có chế độ ăn uống, kiêng khem hợp lý.

Những triệu chứng cơ bản của viêm khớp dạng thấp

Viêm thấp khớp thường rất khó phát hiện ở thời kỳ đầu, người bệnh chỉ thật sự phát hiện khi thấy các bộ phận khớp xương cơ thể bị viêm, đau dai dẳng và lâu khỏi. Bởi vì thực tế, bệnh ở mỗi người sẽ có mỗi biểu hiện khác nhau, khi mới phát bệnh thì các cơn đau chỉ đến vài giờ, vài ngày rồi lại khỏi trở lại. Mặc khác, bệnh cũng giống như những bệnh đau nhức thông thường nên người bệnh thường hay chủ quan và không đi khám.

  • Những triệu chứng cơ bản của bệnh viêm khớp dạng thấp chính là:
  • Thường bị cứng xương khớp vào mỗi buổi sáng, thông thường kéo dài vài giờ đồng hồ.
  • Sưng tấy và đau nhức khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu gối, cổ chân ngón tay và ngón chân.
  • Bị sưng và viêm các khớp đối xứng trên cơ thể.
  • Xuất hiện các hạt nhỏ li ti dưới da, tập trung nhiều ở vùng khớp.
  • Nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng trên, kết hợp với cảm giác mệt mỏi, đi lại khó khăn, giảm cân, và đau mỗi lúc một nặng, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa thì có nguy cơ bị bệnh thấp khớp khá cao.

Cách phòng tránh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp được xem là một căn bệnh mãn tính. Nếu người bệnh đã mắc phải thì rất khó điều trị dứt điểm, mang theo di chứng cả đời, và để lại hậu quả cho thế hệ sau. Do đó, mỗi người cần phải biết cách chủ động phòng tránh để không mang bệnh vào người.

Giữ môi trường sống thông thoáng, khô ráo

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, ẩm thấp và nhiều nước. Thường xuyên giữ môi trường sống thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ, giữ ấm khi vào mùa đông.

Bổ sung thực phẩm tốt cho khớp

Viêm khớp dạng thấp có liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch cơ thể. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể hằng ngày đóng vai trò khá quan trọng. Mỗi người hãy tự bổ sung các chất tốt cho khớp như hoa quả, rau xanh, các loại thủy hải sản, thực phẩm chứa vitamin C, omega3….

Tập thể dục mỗi ngày

Việc tập thể dục mỗi ngày giúp tăng sức mạnh cho xương khớp, tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Mỗi ngày, bạn hãy dành ít nhất 15 – 30 phút để tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Nhưng chú ý đừng vận động quá mạnh để bảo vệ tuổi thọ của xương khớp.

Khám sức khỏe định kỳ

Cách phòng bệnh và ngăn chặn hiệu quả chính là thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và ứng phó kịp thời với những tác nhân gây bệnh. Chị em phụ nữ trong độ tuổi 30 – 35 cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ tại những cơ sở y tế để chủ động phòng bệnh. Đối với những trường hợp phát hiện triệu chứng bất thường như đã nêu trên thì hãy ngay lập tức đến gặp bác sỹ để thăm khám.

Mách nhỏ:

Được bào chế từ các loại thảo dược, Hoàng Thấp Linh có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp, giảm sưng, giảm đau và tăng cường hồi phục vận động khớp.

hoang-thap-linh
Hoàng Thấp Linh

Chức năng:

– Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp.

– Giúp giảm sưng, giảm đau.

– Giúp tăng cường hồi phục vận động khớp.

– Đối tượng sử dụng: cho người bị đau nhức, viêm đau khớp dạng thấp.

Sử dụng Hoàng Thấp Linh cho người viêm khớp dạng thấp chính là lựa chọn sáng suốt nhất từ bạn. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, các bạn có thể xem thêm ở link sau: http://ehospital.vn/tpcn-hoang-thap-linh-va-cong-dung-cua-tpcn-hoang-thap-linh-7431.html