Tiểu đường là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như là tính mạng của người bệnh. Và tổn thương thần kinh trong bệnh tiểu đường đã gây ra rất nhiều đến tổn thương thần kinh. Và nó gây ra các biến chứng như: cụt chi, đột quỵ, rối loạn cương, rối loạn tiêu hóa…. Vậy cụ thể những ảnh hưởng của rối loạn thần kinh lên bệnh đái tháo đường như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!
Cùng với năm tháng mắc bệnh, đường máu cao có thể khiến cho tín hiệu thần kinh ở chân, tay không chuyển lên não được.
Các dây thần kinh tự động khác cũng có thể bị tổn thương. Thần kinh tự động đóng vai trò điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể, ví dụ như nhịp tim, sự tiêu hóa, huyết áp.
1. Thần kinh ở tay và chân
Tổn thương thần kinh ở tay và chân có thể dẫn đến:
– Cảm giác tê bì.
– Cảm giác kiến bò, kim châm.
– Cảm giác bị bỏng rát.
– Cảm giác đau.
– Cảm giác lạnh.
Nếu thần kinh bị tổn thương, bạn có thể không nhận biết được vết cắt hoặc vết thương ở chân. Điều đó có nghĩa là một vết thương nhỏ có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng bởi vì bạn KHÔNG biết là có tổn thương ở đó. Nếu tệ hơn, bạn có cả tổn thương mạch máu nuôi dưỡng chân, vết thương sẽ rất lâu liền.
Ví dụ: bạn đi chân trần và dẫm phải chiếc đinh. Dây thần kinh không chuyển tín hiệu rằng có tổn thương, và chân bạn sẽ bị nhiễm khuẩn. Bởi vì rất nhiều đường trong máu, vi khuẩn được nuôi dưỡng tốt nên phát triển nhanh, và tổn thương trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều khi nhiễm khuẩn trở nên rất xấu gây ra hoại tử. Đó là khi tổ chức xung quanh vết thương bị chết. Nếu sự hoại tử lan rộng, bạn có thể phải hy sinh một phần cơ thể – điều đó gọi là sự cắt cụt chi.
Chân bạn có nguy cơ cao khi có các dấu hiệu sau:
– Bạn không có cảm giác đau.
– Bạn không có cảm giác nóng và lạnh.
– Bạn có vết loét không liền được.
– Chân bạn bị sưng phồng.
– Hình dạng và tư thế bàn chân bị thay đổi.
2. Tổn thương các dây thần kinh khác
* Thần kinh tim
Nếu dây thần kinh tim bị tổn thương, tim bạn có thể hoạt động không tốt như ban đầu. Bạn có thể dễ bị đột quỵ hơn. Bạn có thể thấy huyết áp thay đổi, cảm giác chóng mặt nếu đứng dậy đột ngột.
* Thần kinh chỉ huy hệ tiêu hóa
Có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thực quản, dạ dày, ruột. Tổn thương thần kinh chỉ huy hệ tiêu hóa có thể tác động đến sự di chuyển của thức ăn qua dạ dày – ruột. Bạn có thể bị những đợt đi ngoài táo lỏng xen kẽ.
* Thần kinh chỉ huy hệ sinh dục
Nếu thần kinh này bị tổn thương, bạn có thể gặp rắc rối về hoạt động tình dục. Nếu là nam giới, bạn có thể không thể hoặc không giữ được khả năng cương dương vật. Bị mắc bệnh đái tháo đường càng lâu, rối loạn cương dương càng hay gặp. Nếu thần kinh chỉ huy hoạt động bàng quang bị tổn thương, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đi tiểu.
* Thần kinh trên da
Một số dây thần kinh chỉ huy việc tiết mồ hôi. Nếu các dây thần kinh này bị tổn thương, bạn không thể tiết mồ hôi như bình thường được. Điều đó dẫn tới da bạn bị khô và dễ bị tổn thương hơn, nhất là da chân. Ngược lại, một số trường hợp tổn thương thần kinh trên da khiến việc tiết mồ hôi lại nhiều quá mức và da trở nên ẩm ướt dễ nhầm với tiết mồ hôi nhiều khi bị hạ đường huyết.
* Biện pháp giúp phòng tránh tổn thương thần kinh
– Giữ cho đường máu và huyết áp càng gần bình thường càng tốt. Bác sỹ chuyên khoa sẽ giúp bạn.
– Đừng uống nhiều rượu. Quá nhiều rượu làm hỏng thần kinh.
– Kiểm tra chân hàng ngày, nhất là khi bạn không cảm giác được tốt.
– Nếu đang hút thuốc lá, hãy ngừng hút.
Trên đây là một số nguy hiểm của tổn thương thần kinh đái tháo đường các bạn nên lưu ý. Và chúng tôi cũng đưa ra cho các bạn một số biện pháp hỗ trợ phòng tránh tổn thương thần kinh. Để điều trị bệnh hiệu quả thì ngoài các biện pháp điều trị bằng công nghệ và các loại thuốc hỗ trợ điều trị thì đông trùng hạ thảo là một trong những thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
Chúc các bạn sức khỏe!
> Xem thêm: