Bộ Y tế cho biết, loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm là dược liệu có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
Loài, chủng loại dược liệu đặc hữu là dược liệu chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.
23 loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát gồm:
1- Bách hợp
2- Bát giác liên
3- Bảy lá một hoa
4- Bình vôi
5- Cẩu tích
6- Cốt toái bổ
7- Đẳng sâm
8- Hoàng đằng
9- Hoàng liên ô rô
10- Hoàng tinh hoa đỏ
11- Hoàng tinh hoa trắng
12- Na rừng
13- Nam hoàng liên
14- Sâm Lai Châu
15- Sâm Lang bian
16- Sâm Ngọc Linh
17- Tắc kè đá
18- Tế tân
19- Thạch tùng răng cưa
20- Thổ hoàng liên
21- Thông đỏ lá dài
22- Thông đỏ lá ngắn
23- Vàng đắng
Xin mời xem thêm:
- Rượu sâm Ngọc Linh và tác dụng tốt với sức khoẻ.
- Rượu sâm táo đỏ Hàn Quốc.
- Rượu vang Vindoro Con Công.
Tiêu chí lựa chọn dược liệu vào danh mục
Dược liệu được lựa chọn đưa vào danh mục là dược liệu thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước về dược liệu trong giai đoạn hiện nay.
(Theo: www.chinhphu.vn)