I. ĐẠI CƯƠNG

Khi bị thương tất cả các vết thương đều chảy máu. Mức độ chảy máu ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tổn thương như: mao mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch.
Cầm máu tạm thời nhanh và tốt nhất ở tuyến hoả tuyến là một cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống tính mạng thương binh và hạn chế những biến chứng và di chứng sau này.

chay-mau
Khi có một vết thương chảy máu, cần phải bình tĩnh, có biện pháp xử trí khẩn trương và thích hợp.
Mục đích của cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu, vì mất máu sẽ gây sốc nặng.

II. NGUYÊN TẮC

1. Rất khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu

Vì mỗi giây phút chậm trễ là thêm một khối lượng máu mất đi. Trong những tổn thương động mạch lớn, máu chảy mạnh thành tia lại càng phải khẩn trương cầm máu vì dễ có nguy cơ đưa đến sốc và tử vong do mất máu.

2. Xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương

Những biện pháp cầm máu tạm thời phải tùy theo tính chất và mức độ chảy máu, không làm một cách thiếu thận trọng, nhất là khi quyết định đặt ga rô.

III. PHÂN BIỆT TÍNH CHẤT CHẢY MÁU

1. Phân loại chảy máu

– Chảy máu mao mạch (mạch máu rất nhỏ). Lượng máu chảy ít, vết thương tự cầm sau một thời gian ngắn.
– Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ. Máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các mạch bị tổn thương lại.
Những rách đứt các tĩnh mạch lớn vẫn gây nên những chảy máu ồ ạt gây nguy hiểm cho tính mạng thương binh.
– Chảy máu động mạch. Máu chảy vọt thành tia (phụt theo nhịp tim đập) hoặc trào ra miệng vết thương ra ngoài như mạch nước đùn từ đáy giếng lên, máu mầu đỏ tươi, lượng máu có thể vừa, lớn hoặc rất lớn tùy theo loại động mạch bị tổn thương.
Trong thực tế, những vết thương có phối hợp cả tĩnh mạch và động mạch. Những vết thương gãy xương còn có tổn thương các mạch máu nuôi xương.

2. Chẩn đoán vết thương mạch máu

– Điển hình: Thấy một vết thương có máu đỏ tươi chảy ra thành tia, nhưng phần lớn là thấm ướt quầnáo.
– Tình trạng toàn thân của thương binh: nhợt nhạt, hốt hoảng, khát nước, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, vã mồ hôi.
– Có thể vết thương động mạch nhưng máu đã tự cầm do huyết áp hạ hoặc do cục máu đông.
– Trường hợp vết thương mạch máu, nhưng không có chảy máu ra ngoài, các dấu hiệu như mọi loại vết thương phần mền thông thường. Mạch máu đứt bị co rút sâu vào trong các lớp cơ, miệng đã được máu cục bịt lại nên chẩn đoán rất khó khăn, do đó phải dựa vào những dấu hiệu sau đây để chẩn đoán.
– Vết thương nằm trên đường đi của động mạch.
– Chi mất cơ năng và đau.
– Phía dưới chi bị thiếu máu: chi lạnh, nhợt nhạt, dao động mạnh hoặc mất mạch.
– Khối máu tụ ở dưới các lớp cơ hình thành một vùng sưng to, giãn nở, có mạch đập.

III.  Một vài nguyên liệu cần thiết sau sẽ giúp bạn an tâm hơn cho người thân của mình khi cần cầm máu vết thương nhanh

Gạo tẻ
Bị thương tích nặng, máu tuôn chảy nhiều, lấy ngay một ít gạo tẻ, nhanh chóng giã thành bột mịn, đắp lên vết thương, máu cầm tức khắc. Nguyên liệu này luôn sẳn có trong mọi gia đình. Tuy nhiên, cần phải bào chế dự phòng để xử lý tình huống này kịp thời.

Lá Xương Sông
Bị đứt tay hay bị chém, vết thương chảy máu nhiều. Mau lấy ngay một nắm lá Xương Sông, rửa sạch, giã thật nát đắp vào vết thương sẽ cầm máu ngay, vết thương lại mau chóng lành. Đây là loại cây cần thiết phải trồng trong vườn thuốc nam của mọi gia đình, ngoài tác dụng tuyệt vời này, Cây Xương Sông còn rất nhiều hữu ích khác, đặc biệt là dành cho trẻ nhỏ.