Định nghĩa viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

Viêm họng mạn tính thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú.

gung

Nguyên nhân viêm họng mạn tính

Ngạt tắc mũi do nhiều nguyên nhân trong đó có: dị hình vách ngăn, polyp mũi… phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là về mùa lạnh.

Viêm mũi, xoang nhất là viêm xoang sau: nhầy mủ luôn chảy xuống thành sau họng.

Các chất kích thích như: khói thuốc lá, rượu bia, bụi, sợi bông, hoá chất…

Yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường…

Triệu chứng

Cơ năng

Cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.

Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh.

Ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh.

Nuốt hơi nghẹn.

Tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường.

Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt.

Thực thể

Tuỳ theo tổn thương, có thể thấy các thể:

Viêm họng mạn tính xuất tiết.

Niêm mạc họng đỏ, ướt, có chất xuất tiết nhầy, trong dính vào thành sau họng.

Khạc hay rửa hút đi thấy thành sau họng không nhẵn, có nổi vài tia máu và nang lympho nổi lên thành những hạt nề, đỏ. 

Viêm họng mạn tính quá phát.  

Niêm mạc họng dày và đỏ, cạnh trụ sau của amiđan niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả (vì vậy bệnh nhân rất nhạy cảm ở họng và rất dễ buồn nôn).

Thành sau họng có các nang lympho phát triển mạnh, quá sản dầy thành những đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao hơn thường gọi đó là viêm họng hạt

Màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dầy, eo họng bị hẹp.

Niêm mạc loa vòi Eustachi cũng quá sản (bệnh nhân thấy ù tai).

Mép sau của thanh quản bị dầy (nên bệnh nhân ho, khàn tiếng, xuất tiết nhiều).

Viêm họng mạn tính teo: quá phát lâu ngày chuyển sang teo.

Tuyến nhầy và nang lympho xơ hoá.

Niêm mạc trở lên nhẵn mỏng, trắng bệch có mạch máu nhỏ.

Eo họng rộng ra.

Tiết nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc (bệnh nhân phải đằng hắng hoặc ho luôn).

Bài thuốc với Gừng và Củ Cải trắng
Theo sách Gia đình Thực dụng Bách bệnh Tự trị Bí phương, nên dùng gừng tươi giã nát vắt lấy khoảng 50ml nước cốt, Củ Cải trắng khoảng 200 gram cũng giã hoặc xay nát để lấy khoảng 300 ml nước cốt, hòa chung vào với nhau và cho thêm  50 gram đường cát trắng rồi chưng nóng, chia thành 2 lần uống hết. Toa thuốc này có công năng khu phong, tản kết, chủ trị viêm họng mạn tính.

Bài thuốc với Trứng gà và Hành lá
Dùng 2 quả trứng vịt đập ra cho vào nồi với mấy cọng hành lá thái nhỏ, thêm một ít nước, một ít đường mạch nha, quậy đều đặt lên bếp nấu chín, cho người bệnh ăn hết. Mỗi ngày dùng 1 lần, dùng liên tiếp vài ba ngày. Toa thuốc này có công năng thanh nhiệt, thông lạc, chủ trị bệnh viêm họng mạn tính rất kiến hiệu.