Để bệnh chàm eczema nhanh khỏi bạn cần có chế độ kiêng kị. Sau đây là những lưu ý mà người bệnh eczema cần phải tránh.
Theo Mirror, trường hợp Christine Nguyễn 27 tuổi đang sinh sống tại Mỹ sau ca nâng ngực, bệnh eczema của cô tái phát trầm trọng. Da cô gái phồng rộp, bong tróc. Cô không thể đi ra ngoài và phải nhờ mẹ giúp tắm rửa. Việc ăn uống cũng khó, da mặt yếu đến mức cứ mở miệng là bị nứt. Christine chia tay với bạn trai và thậm chí muốn tự sát.
Bệnh eczema
Eczema là trạng thái viêm lớp nông của da, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Biểu hiện về lâm sàng của eczema rất đa dạng nhưng nói chung thường có những đặc tính sau: ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng, bong tróc da khô, thậm chí nứt, trầy, xuất huyết. Bệnh thường xuyên tái phát.
Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân. Bằng điều trị, bệnh có thể giảm, tuy nhiên bệnh có nhiều khả năng tái phát nếu da không được chăm sóc và kiêng cữ một cách hợp lý.
Người bệnh eczema cần tránh
Để điều trị bệnh eczema hiệu quả, người bệnh cần đồng thời áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh như:
Về ăn uống
Khi bị bệnh eczema vấn đề ăn kiêng vô cùng quan trọng vì cơ thể của người bị bệnh eczema vốn rất mẫn cảm. Do vậy tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, tránh bị bệnh phát ra là rất quan trọng.
Người bệnh eczema phải chú ý ăn kiêng, tránh ăn những thực phẩm gây dị ứng và kích thích.
Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hải sản, đồ hộp, thức ăn sống, lên men, các thức ăn chế biến có nhiều gia vị cay nóng.
Bệnh nhân cần uống nhiều nước mỗi ngày hoặc các loại trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc,…), nước ép trái cây tươi để giải độc cơ thể, nâng cao sức đề kháng, ăn thức ăn lỏng nhẹ.
Bảo vệ da
Đối với vùng da bị bệnh, cần tránh cọ xát, gãi, xát xà phòng vì sẽ làm vùng da có thể bị viêm nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành. Bệnh nhân eczema nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như hóa chất, bột giặt dễ làm bệnh nặng thêm.
Tránh một số hình thức làm đẹp
Khi mắc bệnh chàm, người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm làm đẹp cũng như các hình thức làm đẹp vì rất dễ gây kích ứng da.
Các loại mỹ phẩm không hợp với làn da là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến như dị ứng nước hoa, kem dưỡng trắng da, kem chống nắng, thuốc trị mụn, phấn trang điểm, son môi,…
Các phương pháp thẩm mỹ như làm căng da mặt, bơm môi, bơm ngực, bơm mông,… sử dụng tia laser và các hóa chất rất có thể dẫn đến dị ứng, kích ứng, viêm tấy, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da mà người có tiền sử bệnh eczema tốt nhất nên tránh sử dụng.
Tránh các hoạt động mạnh
Nóng bức và mồ hôi có thể khiến da tấy lên và ngứa. Vì vậy người bệnh eczema cần tránh những thay đổi nhiệt độ đột ngột và các hoạt động khiến cơ thể nóng bức và đổ nhiều mồ hôi.
Như vậy, bằng việc phòng tránh một cách hợp lý, bệnh nhân chàm hoàn toàn có khả năng cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát bệnh.
Xem thêm:
==> Nguyên nhân- triệu chứng và các thể loại hình của bệnh chàm
==> Vài điều cần biết về bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Chúc bạn thành công!
Nguồn: songkhoe.vn