Đại cương bệnh mụn nhọt

Bệnh mụn nhọt là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da thường gặp. bệnh thường bắt đầu nhỏ bằng hạt đậu, mầu đỏ, hơi ngứa, sưng cứng, đau. Nhọt to dần, nóng và đau, dần làm mủ, chẩy mủ, đóng vẩy, liền da. Bệnh phát tập trung ở một vị trí của cơ thể hoặc rải rác khắp người, dễ tái phát, khỏi nhọt này lại phát nhọt khác, bệnh thường kéo dài, quanh năm có thể mọc nhọt và vùng nào trong cơ thể đều mọc nhọt.

mun-nhot
Đông y gọi là thạch sang, trẻ em về mùa hè hay bị mụn nhọt trên đầu gọi là thử sang, Nếu nhiều mụn kết hợp với nhau hình thành dưới da đầumootj khoảng trống gọi là mạch lươn. Mạch lươn lâu khỏi có thể gây biến chứng viêm tủy xương. Người cơ địa thường hay bị mụn nhọt là huyết nhiệt, tạng nhiệt, mụn nhọt mọc ở vùng dưới hạ nguyên thường kèm thấp nhiệt, bị ở thượng tiêu thường do phong nhiệt, mụn mọc quanh vùng miệng gọi là đinh râu

Cách chữa mụn nhọt mùa lạnh

Trong dân gian có nhiều bài thuốc và phương pháp điều trị chứng mụn nhọt. Riêng trong mùa lạnh thì việc điều trị cần áp dụng đúng bài thuốc chuyên biệt, việc áp dụng sai phương pháp sẽ gây ra nhiều biến chứng tai hại và để lại sẹo thâm, rất khó khắc phục về sau.
baithuocdangian.com giới thiệu đến bạn đọc bài thuốc dân gian từ hành hương (hành hoa) sẽ là giải pháp an toàn và cần thiết khi chủ trị chứng mụn nhọt ở trẻ sơ sinh và người lớn trong mùa lạnh như sau:

Vào mùa lạnh, da bị dị ứng thời tiết, sưng tấy, gây nên mụn nhọt đau nhức không chịu thấu, hãy dùng củ hành và rễ hành mỗi thứ 120 gram, nấu nước rửa hoặc đắp lên chỗ bị sưng đau độ ít lần thì khỏi.
 
Hành không chỉ là gia vị tuyệt vời của nhà bếp mà còn là vị thuốc rất hay. Hành theo Đông y, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, tiêu trừ mụn nhọt độc…
Một bài thuốc đơn giản nhưng sẽ là niềm vui cho nhiều chị em khi bị chứng mụn nhọt “ghé thăm” vào mùa lạnh. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm, tết đến xuân về.