Bạn thường hay nhức nhói ở các khớp cùng chậu? Liệu có phải bận đang mắc  bệnh viêm khớp cùng chậu hay không? Hôm nay chúng tôi chia sẻ bài viết “Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu” nếu các bạn đang mắc phải căn bệnh này thì cũng có phương pháp điều trị.

hinh24
Viêm khớp cùng chậu phải điều trị như thế nào?

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu

– Bệnh thường liên quan đến một số bệnh lý như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng…Thường loại viêm khớp cùng chậu này thuộc nhóm bệnh lý cột sống  huyết thanh âm tính. Thường có viêm khớp cùng chậu một bên hoặc 2 bên. Nam giới thường mắc bệnh vì những lý do này.

– Do bị nhiễm khuẩn: Thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh bị viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó những phụ nữ bị viêm đại tràng, viêm nhiễm đường sinh dục , hay vủng kín không được vệ sinh sach sẽ nhất là trong thời kì hành kinh có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm và lan rộng đến khớp vùng chậu gây viêm khớp.

– Trong một số trường hợp nên khi mang thai (đặc biệt ở những tháng cuối, khi thai to) hoặc khi chuyển dạ, thai lọt xuống vùng tiểu khung làm căng giãn khớp cùng chậu, ứ nước, phù nề vùng dây chằng quanh khớp gây viêm khớp cùng chậu vô khuẩn

>>>Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh viêm khớp háng dạng thấp

2. Cách điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu bằng đông y

Bài 1 : Thể Hàn Thấp:  Lưng đau nhẹ, dần dần tăng nặng, thay đổi tư thế vẫn không giảm đau, thời tiết thay đổi thì đau tăng, rêu lưỡi trắng nhớt.

  • Pháp: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông lạc.
  • Phương: Độc Hoạt Ký Sinh Thang Gia Giảm
hinh25
Những bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu

Bài 2: Thể Thấp Nhiệt: Vùng hông và lưng đau, nơi đau có cảm giác nóng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác.

  • Pháp: Thanh nhiệt, Lợi thấp.
  • Phương: Tứ Diệu Tán Gia Giảm

Các vị lượng bằng nhau, tán bột mỗi lần dùng 10 – 12g, có thể gia giảm cho phù hợp với từng thể bệnh khác nhau.

Bài 3: Thể Thận Âm Hư: Lưng đau, gối mỏi, chân không có sức, lao động thì đau tăng, bứt rứt, khó ngủ, miệnh khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.

  • Pháp: Tư âm bổ Thận
  • Phương: Tả Quy Hoàn

Cách dùng: Tán nhỏ làm viên, mỗi ngày uống 12 – 16g.

3. Phương pháp phòng bệnh

Muốn phòng bệnh, cần thực hiện phối hợp các biện pháp như sau: điều trị tích cực các bệnh viêm đại trực tràng. Tương tự cũng phải chữa khỏi hẳn các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu như: viêm niệu đạo, bàng quang, niệu quản, viêm nhiễm đài, bể thận. Cần uống nước đầy đủ, nhất là mùa nắng nóng để phòng bệnh sỏi tiết niệu vì dễ gây viêm đường tiết niệu do sỏi. Đối với phụ nữ, cần giữ vệ sinh tốt trong thời kỳ hành kinh. Phải điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục, nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ như viêm âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng. Phòng tránh và xử lý tốt các chấn thương vùng đáy chậu, dập đứt niệu đạo…

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm khớp vùng chậu mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra những phương pháp điều trị ở trên bạn phải thường xuyên uống thuốc để điều trị thuận tiện kết hợp với chế độ ăn uống luyện tập sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua căn bệnh này.

Thông tin sản phẩm

Hoàng thấp linh: Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp. Giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường hồi phục vận động khớp.

Xem chi tiết sản phẩm: http://ehospital.vn/tpcn-hoang-thap-linh-va-cong-dung-cua-tpcn-hoang-thap-linh-7431.html

Chúc các bạn mạnh khỏe