Đối với người bệnh tiểu đường, để ổn định lượng đường huyết trong máu, ngoài chế độ ăn uống ra thì thói quen tập luyện hàng ngày cũng rất là quan trọng. Và tốt nhất là bạn nên rèn luyện thói quen đi bộ từ 20-30 phút mỗi ngày để ổn định lượng đường huyết của người bệnh. Nhưng đi bộ như thế nào mới là đúng cách thì bạn đã biết chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!

Lợi ích của việc đi bộ với bệnh nhân tiểu đường

Đi bộ đơn giản, không mất chi phí ngoại trừ người bệnh đái đường sắm cho mình một đôi dày và một đôi tất!

– Đi bộ giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn
– Giúp cholesterol tốt cao hơn và cholesterol xấu thấp đi
– Giảm biến chứng đái đường nhất là bệnh tim mạch và đột quỵ
– Đi bộ giúp bạn giảm cân và duy trì cân nặng, thể lực dẻo dai.
– Giúp bệnh nhân tiểu đường ngủ ngon, giảm căng thẳng và thư giãn.

Lợi ích của đi bộ
Lợi ích của đi bộ

Vậy đi bộ thế nào hiệu quả để người tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt?

Theo các nhà nghiên cứu về bệnh Đái đường của Mỹ thì để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc đi bộ, người bệnh tiểu đường nên:

1. Đi bộ thường xuyên ít nhất 5 ngày một tuần

Người bệnh tiểu đường nên có thời gian đi bộ trung bình 30 phút một ngày và thực hiện ít nhất 5 ngày trong một tuần sẽ giúp ổn định glucose trong máu và ngăn ngừa biến chứng đái đường.

2. Tăng dần thời gian đi bộ

Đối với một số bệnh nhân khi không có thể trạng tốt, khó thực hiện việc đi bộ trong 30 phút thì áp dụng bằng cách:

– Đi bộ 10 phút trong tuần đầu tiên.

– Sang tuần thứ 2 tiếp tục đi bộ nhưng cố gắng đi thêm 3-5 phút nữa cho đến khi đạt được mục tiêu là 30 phút/ ngày.

3. Đi bộ 10 phút liên tục là biện pháp ổn định đường huyết cho người tiểu đường

Các chuyên gia tiểu đường đề nghị bệnh nhân đi bộ 30 phút/ ngày và có thể chia nhỏ thời gian tập như sau:

– 10 phút đi bộ quanh khu vực nhà ở
– 10 phút có thể đi chợ mua thức ăn
– Và 10 phút có thể đi tưới cây cảnh

Lưu ý: Người bệnh đái đường nên di chuyển liên tục trong 10 phút thì mới có kết quả tốt trong việc ổn định đường máu và giảm biến chứng tiểu đường.

Phương pháp đi bộ tốt cho người bệnh tiểu đường
Phương pháp đi bộ tốt cho người bệnh tiểu đường

4. Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục

Bạn nên sử dụng máy đo đường huyết trước khi đi bộ. Nếu đường máu của bạn trước khi tập thể dục là 100 mg/dl bạn cần ăn nhẹ có thể bằng cách ăn bánh mỳ sau đó chờ đến khi đường huyết tăng trên 100 mg/dl rồi mới đi bộ. Trong trường hợp glucose trong máu của bạn ở mức 250 mg/dl hoặc cao hơn thì bạn nên chờ đến khi chỉ số này xuống đến mức bình thường thì mới tập thể dục.

Lưu ý khi đi bộ với người bệnh  tiểu đường

– Kiểm tra bàn chân xem có bị loét, đỏ hay bị mụn nước mỗi khi đi bộ hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề gì thì bạn không nên đi bộ ngay hôm đó mà nên liên hệ với bác sỹ chuyên khoa để được hướng dẫn bài tập thể dục khác như bơi đến khi bàn chân lành vết thương thì mới đi bộ lại.
– Có bài tập khởi động chân trước khi đi bộ.
– Uống nhiều nước trước, trong và sau khi đi bộ để cơ thể bạn ngậm nước, không bị mất nước trong quá trình đi bộ.
– Mang theo thiết bị đo đường huyết, mang kẹo, viên đường bên mình khi đi bộ để phòng trường hợp bạn bị hạ đường máu.
– Nếu thời tiết mưa hoặc nắng quá thì người bệnh tiểu đường có thể đi bộ trong trung tâm mua sắm hoặc bằng máy tập thể dục ở trong nhà.

Lưu ý khi đi bộ với người bệnh tiểu đường
Lưu ý khi đi bộ với người bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, ngoài việc đi bộ cách tốt nhất để kiểm soát bệnh đái đường, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thuốc, chế độ ăn uống thường xuyên lành mạnh và cân bằng. Và cũng đừng quên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về tác dụng cũng như là cách sử dụng thảo dược nhân sâm hoa kì nhé. Không chỉ giúp ổn định đường huyết mà nó còn có tác dụng hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Để tìm hiểu chi tiết về thảo dược sâm hoa kỳ các bạn tham khảo thông tin tại: Tác dụng của nhân sâm hoa kỳ đối với các loại bệnh nhé.

Nhưng dù là với phương pháp nào đi chăng nữa thì các bạn cũng cần phải dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong rừng

Hiệu quả chữa bệnh tiểu đường bằng cây lược vàng