Bệnh mạch vành là tên gọi tắt của bệnh tim mạch mang tính xơ vữa động mạch vành, thường do động mạch vành xơ vữa làm lòng mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu máu, thiếu oxy, mà gây ra cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Thuộc loại bệnh tim mạch do thiếu máu, cũng là một loại bệnh thường gặp nhất. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, nhưng rối loạn chuyển hóa lipid là một nhân tố quan trọng. Bệnh thường gặp ở người trung lão niên, hiện nay người trẻ mắc bệnh cũng có xu hướng tăng cao.

Những nhân tố nào dẫn đến bệnh mạch vành?

Bộc phát bệnh mạch vành chủ yếu liên quan những nhân tố dưới đây:

– Bữa ăn không cân bằng.

– Cao mỡ máu.

– Tăng huyết áp.

– Bệnh đái tháo đường.

– Chứng béo phì.

– Thiếu hoạt động thể lực.

– Hút thuốc, thần kinh căng thẳng (stress)…

Chứng cao mỡ máu là gì?

Chứng cao mỡ máu là một hiện tượng chỉ nồng độ chất béo trong máu vượt quá phạm vi bình thường. Có thể do cholesterol hoặc triglyceride hoặc phospholipid riêng lẻ tăng cao, cũng có thể những chất béo này cùng lúc tăng cao. Chứng cao mỡ máu còn có thể chia ra gồm: chứng cao mỡ máu do cholesterol, chứng cao mỡ máu do triglyceride, chứng cao mỡ máu do phospholipid… Đây là một trong những nhân tố nguy hiểm của bệnh mạch máu tim, mạch máu não.

Tại sao phải khống chế cân nặng?

Thể trọng là một hình thức phản ánh năng lượng phải chăng cân bằng. Khi năng lượng hấp thu và tiêu hao ở trạng thái cân bằng, tức thể trọng bình thường.

Thể trọng tiêu chuẩn (kg) = chiều cao (cm) – 105.

Nếu thể trọng của một người nằm trong phạm vi +/- 10% thể trọng tiêu chuẩn, thuộc loại thể trọng bình thường. Nếu thể trọng thực tế vượt quá 10% thể trọng tiêu chuẩn là quá cân, nếu thể trọng thực tế vượt quá 20% thể trọng tiêu chuẩn là béo phì.

Năng lượng đầu vào nên với nguyên tắc đảm bảo thể trọng tiêu chuẩn, dự phòng thừa năng lượng, dẫn đến béo phì. Béo phì là nhân tố nguy hiểm của cao mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường… Báo cáo lâm sàng cho thấy người béo phì kèm bệnh mạch vành phần đông là người thể trọng bình thường, cho nên, khống chế thể trọng là khâu quan trọng của việc phòng trị bệnh mạch vành.

Close-up of a woman eating broccoli

Tại sao phải khống chế hấp thu chất béo và cholesterol?

Tổng lượng chất béo trong bữa ăn hấp thu quá nhiều là nguyên nhân chính làm tăng mỡ máu. Điều tra dịch tễ học nước ngoài khám phá rằng, những vùng hấp thu chất béo chiếm hơn 40% so với tổng lượng, thì cư dân ở đó có tỉ lệ bị xơ vữa động mạch tăng cao thấy rõ. Tổ chức Y tế Thế giới mở cuộc điều tra tại hơn hai mươi nước cho thấy, nam giới 55 tuổi hằng ngày hấp thu lượng chất béo có tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành thấy rõ. Cho nên giảm hấp thu lượng chất béo là biện pháp phòng trị bệnh mạch vành có hiệu quả. Chất béo bữa ăn của người trung lão niên nên chiếm 20 – 25% so với tổng lượng.

Ngoài tổng lượng chất béo ra, còn phải chú ý chủng loại của chất béo. Thường cho rằng chất béo động vật chứa nhiều axít béo bão hòa, làm cholesterol máu tăng cao, nên ít ăn hoặc không ăn chất béo động vật, như: thịt mỡ, dầu mỡ, bơ, phô mai… Trong dầu thực vật chứa nhiều axít béo không bão hòa, có tác dụng giảm cholesterol, có thể chọn dùng dầu thực vật vừa phải, như dầu bắp, dầu đậu phộng, dầu đậu, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương…

Cung cấp carbohydrate như thế nào?

Carbohydrate là nguồn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hấp thu quá nhiều, glucose dư thừa trong gan chuyển hóa thành triglyceride, là nguồn của mỡ máu, gây ra cao mỡ máu, động mạch xơ hóa. Có thể thấy lượng carbohydrate có liên quan đến bệnh mạch vành. Tổng lượng carbohydrate chiếm 60 – 70% năng lượng là thích hợp. Kiến nghị nên chọn carbohydrate dạng phức hợp (như ngũ cốc), ít dùng đường tinh chế và các chế phẩm.

Chất xơ có tác dụng gì?

Chất xơ có tác dụng “bám hút” cholesterol, còn giúp axít mật (bile acid) từ phân bài ra ngoài nhanh chóng, giảm cholesterol máu. Cung cấp đủ chất xơ, có ích cho việc phòng trị bệnh mạch vành, cao mỡ máu. Lượng chất xơ hấp thu hằng ngày phải trên 15g. Có thể dùng nhiều lương thô, rau và trái cây.

Những vitamin nào giúp ích cho việc phòng trị bệnh mạch vành, cao mỡ máu?

Vitamin có lợi cho phòng trị bệnh mạch vành, cao mỡ máu gồm: vitamin C, E. Vitamin C giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu; vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, phòng ngừa axít béo không bão hòa oxy hóa, đảm bảo tính hoàn chỉnh của màng tế bào, phòng ngừa động mạch xơ hóa, trong cuộc sống thường ngày, nên cung cấp đủ những loại vitamin này.

Những chất khoáng nào?

Chất khoáng có ảnh hưởng nhất định đối với việc bộc phát bệnh mạch vành, cao mỡ máu. Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Cr, Zn có ích cho việc chuyển hóa chất béo và đường, I (iốt) ức chế hấp thu cholesterol tại ruột, mà Pb, Cd (Cadmi) có thể thúc đẩy động mạch xơ vữa. Ngoài ra, hàm lượng Na trong bữa ăn hằng ngày nên khống chế dưới 2g, tức muối ăn trong vòng 5g, vừa có lợi trong việc khống chế tăng huyết áp, vừa giảm nguy cơ phát sinh bệnh mạch vành.

Ăn uống của người bệnh mạch vành, cao mỡ máu được sắp xếp ra sao?

– Ít ăn đồ ngọt, béo ngậy. Ít ăn thịt động vật, mỡ động vật, ăn dầu thực vật vừa đủ, như dầu đậu, dầu bắp, dầu đậu phộng… Ít ăn lòng đỏ trứng; nội tạng động vật nhiều cholesterol. Ít ăn mứt, điểm tâm chứa nhiều đường.

– Có thể cung cấp đạm từ thịt nạc; thịt cầm lột da, thúc đẩy ăn nhiều cá, đặc biệt là cá biển. Kiến nghị dùng nhiều đậu nành và các chế phẩm đậu để thay thế phần nào đạm động vật, có lợi đối với việc giảm hàm lượng cholesterol.

– Ăn nhiều lương thô; rau và trái cây. Có chứa nhiều xơ, vitamin, chất khoáng.

– Khi nấu ăn nên dùng phương pháp nấu, hấp, trộn gỏi, cần ăn nhiều một số thức ăn mang tính bảo vệ, một số thức ăn có tác dụng giảm mỡ như: củ hành, tỏi, nấm hương (đông cô), nấm mèo (mộc nhĩ), rong, tảo, sơn tra, khoai môn…

– Lượng ít, chia nhiều bữa, tránh ăn quá no. Số bữa ăn nên sắp xếp “lượng ít, nhiều bữa”, dinh dưỡng phong phú, tránh ăn quá no. Ăn lượng quá nhiều, quá no, có thể bộc phát cơn đau thắt ngực; nhồi máu cơ tim.

Tags: