Mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng khá thường gặp. Nó ít nhiều làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Làm bé khó chịu, khó ngủ và chậm lớn. Để giúp bố mẹ giải quyết tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ thì chúng tôi có những chia sẻ về cách trị mồ hôi trộm ở trẻ như sau:

Lý do trẻ ra mồ hôi trộm

Hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện

Việc ra mồ hôi cũng phụ thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Tuy nhiên, hệ thần kinh thực vật của trẻ lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện nên trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm nhiều.

Trẻ thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D, trẻ hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình. Thiếu vitamin thường xảy ra ở các bé sinh sớm, thiếu cân, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D. Giai đoạn này, hệ xương của trẻ phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ.

Do quá trình chăm sóc trẻ

Do quá cẩn thận trong việc chăm con, bố mẹ ủ ấm cho trẻ quá kỹ cũng khiến bé nóng và đổ mồ hôi nhiều. Bên cạnh đó phòng ngủ đóng bít cửa trong thời tiết nắng nóng như hiện nay cũng có thể khiến trẻ khó chịu.

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ

Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ:

Mẹ nên tắm nắng cho bé đều đặn. Ánh nắng tốt nhất cung cấp vitamin D cho trẻ là lúc trước 8 giờ sáng (thường từ 6g30 – 7h30). Vào mùa đông, thời điểm tắm nắng cho bé có thể trễ hơn, vào khoảng 9 – 10 giờ. Thời lượng tắm nắng khoảng 15 – 30 phút.

Nên chọn nơi tắm nắng ít gió lùa để tránh nhiễm lạnh cho bé, không khí trong lành, không bị ô nhiễm.

Khi tắm nắng, chú ý cần tránh không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt, đầu bé vì tia cực tím khá mạnh có thể khiến não, mắt bé bị tổn thương.

Hãy để diện tích da của bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Cha mẹ nên kéo áo lên phơi để da bé hấp thu được ánh nắng tốt nhất. Ba mẹ có thể phơi lần lượt từ lưng, bụng, chân…

Giữ cho trẻ được thoáng mát

Nếu trẻ ra mồ hôi nhưng vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường, cha mẹ có thể không cần quá lo lắng, chỉ cần lau khô cho bé, để ngủ thoáng mát là được. Phòng ngủ của bé nên thông thoáng, quần áo chất liệu mỏng và mát.

Chỗ chơi của bé cũng cần mát mẻ Mẹ nên lấy khăn khô lau lưng và đầu bé. Nếu không lau khô, mồ hôi ra nhiều có thể sẽ thấm ngược trở lại vào cơ thể khiến bé dễ bị nhiễm lạnh.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về cách trị mồ hôi trộm cho bé sẽ cho giúp các bậc phụ huynh có những thông tin hữu ích để chăm sóc các bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

Xem thêm:

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam bố mẹ cần biết