Quai bị là gì?

Quai bị còn được gọi là bệnh chàm bàm, là một bệnh lây truyền do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ 5-8 tuổi, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

  • Do virus Paramyxovirus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.
  • Virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và nước tiểu.

Triệu chứng quai bị

  • Khi mới nhiễm virut quai bị bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng 1-2 ngày).
  • Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt.
  • Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau 1 hoặc vài ngày lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.
  • Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.

Bài thuốc với hạt đậu sẽ chữa trị chứng bệnh này rất đơn giản như sau:

Bài thuốc với Đậu đỏ:

dau-fo
Khi bị chứng quai bị, nên dùng một vốc đậu đỏ tán nhỏ mịn, trộn với lòng trắng trứng gà hòa thêm giấm rồi thoa phết một lớp dày lên chỗ sưng đau, khoảng 2 tiếng đồng hồ là thấy kết quả. Có thể tiếp tục thoa khi hỗn hợp trên chỗ phết đã khô, sau dùng khăn ướt lau sạch. Nên cho người bệnh ăn tàu hũ chấm với nước tàu vị yểu (xì- dầu) để giải độc. Mỗi ngày ăn 3 miếng có thể làm tan máu ứ, giải độc ở chỗ hàm sưng.

Bài thuốc với Đậu xanh:

dau-xanh
Bị nhiễm bệnh sưng quai bị, đau nhức phát sốt. Mau lấy một vốc đậu xanh, tán thật nhỏ, trộn với giấm, phết thật dày lên chỗ sưng, hễ khô lại thấm thêm giấm, hàng ngày đều làm vậy vài lần thì khỏi.