Bệnh tim mạch là một bệnh đòi hỏi chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch thực hiện chế độ đó quá khắt khe, khiến cho chúng ta đã bỏ qua khá nhiều món ăn mang lại dinh dưỡng cao cho người bệnh tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số món ăn dễ làm nhưng vô cùng bổ dưỡng với tim.

Món ăn từ thịt lợn:

Người bệnh tim mạch thường e ngại các món ăn được chế biến từ thịt lợn, nhất là phủ tạng của lợn vì cho rằng chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu biết cách phối hợp với các nguyên liệu khác thì chúng lại có tác dụng hỗ trợ phòng chống, chữa bệnh rất tốt. Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ thịt và phủ tạng lợn để bạn đọc tham khảo.

Tim đập loạn nhịp: bầu dục lợn 1 quả, đẳng sâm 15g, đương quy 15g, gừng tươi 15g, trần bì 1 miếng. Bầu dục lợn bóc màng, rửa sạch thái mỏng. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.

hinh_BV1712012

– Hoặc tim lợn 1 quả, thần sa 1,5g. Bổ quả tim ra, bôi thần sa vào bên trong, hấp cách thủy ăn.

Tăng huyết áp: mật lợn 1 cái, đậu xanh vừa phải, cho đậu xanh vào túi mật lợn, treo trước hiên nhà, hong cho khô. Lấy đậu xanh uống, mỗi lần uống 6 -7 hạt, ngày uống 2 lần với nước ấm.

Thiếu máu: thịt lợn cả bì 150g, rượu nho 200ml, có thể thêm một ít nước, nấu chín, ăn lúc ấm.

Cá trắm

Cá trắm là loại cá nước ngọt, giàu dinh dưỡng, thịt mềm, là thực phẩm rất được ưa chuộng.

Cá trắm có hai loại: trắm trắng và trắm đen. Cá trắm trắng còn gọi là trắm cỏ vì sống bằng ăn cỏ. Trong 100g cá trắm có khoảng 18g chất đạm; 4,3g chất béo; 36mg canxi… Chất béo trong cá trắm rất tốt cho tuần hoàn máu và tim mạch. Cá trắm còn có tác dụng chống lão hóa, giúp sáng mắt. Theo Đông y, cá trắm trắng có vị ngọt, tính ôn, bổ khí huyết, bổ tỳ âm, trị tỳ vị hư hàn, ăn uống kém, người gầy yếu mệt mỏi, khí hư nhược. Có tác dụng bình can, khử phong, trị tê, sốt rét, hư lao, đau đầu. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc từ cá trắm trắng, bạn đọc có thể tham khảo.

Huyết áp tăng, nhức đầu chóng mặt: thịt cá trắm 150g, thái miếng, bột sắn dây 30g, nước vừa đủ, nấu súp đặc, nêm gia vị. Ăn liền trong 1 tuần. Hoặc dùng cá trắm trắng 200g (lấy phần đuôi), bí đao 200g. Rán cá rồi cho nước bí đao vào hầm nhừ, nêm gia vị là được. Ăn 2 ngày liền.

Người mới ốm dậy, suy nhược, khí huyết không đủ: cá trắm trắng 200g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu canh, ăn cá, uống nước, bỏ bã.

Canh chua cá hồi

canh-chua-dau-ca-hoi-6-600x368

Cá hồi từ lâu được biến đến như thực phẩm bổ dưỡng cho tim mạch, trong cá hồi có omega 3 giúp chuyển hóa các chất độc khỏi cơ thể. Bạn có thể chế biến cá hồi theo cách sau : 

Nguyên liệu:

Đầu cá hồi: 500g; Măng chua: 200g; Cà chua: 2 trái; Me chín: 1 vắt; Ớt hiểm: 1 trái; Ngò om, ngò gai, tỏi băm; Muối, nước mắm; Đường, dầu ăn; Bột ngọt.

Cách làm:

  • – Đầu cá hồi rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp với 1M muối, 1M nước mắm, 1/3M tiêu, 1 trái ớt hiểm đập dập và 1M tỏi băm, để thấm khoảng 30 phút.
  • – Măng chua rửa sạch, vắt cho ráo. Cà chua 1 trái cắt múi cau, 1 trái băm nhỏ.
  • – Ngò om, ngò gai rửa sạch, cắt nhỏ. Me dằm với ½ chén nước nóng, lọc lấy nước me.
  • – Phi thơm 1M tỏi băm với 2M dầu ăn, lấy ra 1/2M tỏi phi cho vào ướp với cá, phần tỏi phi còn lại cho cà chua băm vào xào sơ rồi trút ra dĩa.
  • – Đun sôi 1,5 lít nước, cho cá và 3M nước me vào, đợi sôi lại, hớt bọt. Thêm măng chua và cà chua vào nấu nhỏ lửa, nêm 2M muối, 1M đường, 2M nước mắm và 3M bột ngọt, nếm vị chua ngọt vừa ăn, cuối cùng thêm cà chua băm vào.
  • – Múc canh ra tô, rắc rau om, ngò gai và tiêu lên mặt, dùng nóng với cơm hoặc bún. Khi ăn chầm cá với nước mắm và ớt cắt lát.