Nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu, thậm chí choáng váng ngất xỉu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt. 
 
Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.
noi-me-day
Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…
me-day-do-thoi-tiet
Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm là những yếu tố làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều. Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Theo y học cổ truyền, mề đay thuộc chứng phong ngứa, phép điều trị chủ yếu là tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng. Sau đây là một số bài thuốc trị chứng này.

Một số bài thuốc lưu truyền có tác dụng tốt với chứng dị ứng, nỗi mề đay sau:

 

Bài thuốc 1:  Đậu đen 200gram, rượu 0.3 lít cùng đổ vào ấm, bịt kín lại, cho vào trong nồi to mà chưng cách thủy, rồi lấy rượu đó uống, mỗi lần từ 2 đến 3 nhỏ thì khỏi.

Bài thuốc 2: Phèn chua, phách tiêu, lượng bằng nhau tán nhỏ. Cho nước vào hòa đều, lấy lông gà phết vào chỗ nổi mề đay là mau khỏi.

Bài thuốc 3: Phân Tằm 1lạng, nước lã 5 chén, Nấu chín để cho ấm, lấy khăn nhúng vào và đắp lên chỗ bị dị ứng, rất hay.

Bài thuốc 4:  Đậu đỏ, hoa Kinh giới lượng bằng nhau, tán nhỏ hòa vào lòng trắng trứng mà bôi vào, rất hay!

Bài thuốc 5: Bèo ván, luộc qua, sấy khô. Ngưu Bàng Tử nấu với rượu phơi khô. Mỗi thứ 1lạng sao khô, tán bột.  Mỗi lần uống 4gram với nước bạc hà, ngày uống 2 lần.

Bài thuốc 6: Chỉ Xác 3 lạng, sao với một ít bột gạo, tán nhỏ, mỗi lần dùng khoảng 10gram sắc với 1 chén nước, bỏ bã uống nóng, lấy bã bôi vào chỗ bị dị dứng sẽ khỏi bệnh.Bài thuốc 7: Cỏ ích mẫu, rữa sạch nấu sôi hòa thêm nước lạnh tắm, rất hay.