Cây sói rừng là một loại cây thuốc quý, chúng là dược liệu điều trị rất nhiều loại bệnh trong đó có cả ung thư và bệnh bạch biến. Loại cây thuốc này đang được Trung Quốc mua rất nhiều bởi chúng là một dược liệu vô cùng quan trọng. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những bài thuốc trị bệnh của cây sói rừng mà bạn có thể tham khảo.

hinh1
Cây sói rừng những tác dụng tuyệt vời

1. Thành phần có trong sói rừng

Trong thành phần hóa học của bột sói rừng không chứa thành phầncác loại flavonoit, coumarin, axit fumaric, axit succinic,…

Ngoài ra cây cũng chứa các loại sesquiterpen như beta atractylenoit, chloranthalacon E, (-)-istanbulin A và 2 sesquiterpen lacton mới là 8beta,9alpha-dihidroxyeudesman-4(15),7(11)-dien-8alpha, 12-olid và 8beta,9alpha-dihidroxylindan-4(5),7(11)-dien-8alpha,12-olid.

2. Công dụng của cây sói rừng

Cây Sói rừng cũng có tác dụng mạnh chống lại ôxi hóa, giúp giải nhiệt, tiêu độc, làm tăng sự sản xuất các tiểu cầu trong máu (từ đó giúp tiêu trừ các huyết khối), tăng tuần hoàn máu và chống viêm. Cũng có các tài liệu cho rằng S. glabra giúp giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư và được đề xuất sử dụng như một giải pháp thay thế trong điều trị, nhưng chưa có thử nghiệm nào chứng thực điều này.

Dưới đây là một số công dụng khác của cây sói rừng

  • Ung thư tụy, dạ dày, trực tràng, cuống họng.
  • Lỵ trực trùng, viêm ruột thừa cấp, bệnh nhọt.
  • Đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, đau lưng.
  • Cảm mạo, viêm phổi. Kinh nguyệt không đều.
  • Rễ ngâm rượu uống chữa ngực đau tức.
  • Lá giã đắp trị rắn cắn.
  • Một số nghiên cứu cho thấy Sói rừng có tác dụng ngăn chặn bệnh bạch biến.

hinhquangcao1

3. Những bài thuốc chữa bệnh của cây sói rừng

– Phòng cảm mạo: Dùng sói rừng 10 – 15g, mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

– Chữa các chứng viêm nhiễm (có tác dụng chống viêm rất tốt): Mỗi ngày dùng 30 – 40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2 – 3 ngày hoặc có thể kéo dài ngày hơn.

– Chữa đau lưng: Dùng cành lá sói rừng 10 – 15g, sắc với nửa rượu nửa nước, chia ra uống trong ngày.

– Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp: Dùng cây tươi, giã nát, sao rượu, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống.

– Chữa ngoại thương xuất huyết: Dùng cây tươi, giã nát, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống.

– Chữa vết thương loét, không liền miệng: Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1- 2 lần.

– Chữa trị bỏng: Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng.

Qua bài viết này hi vọng bạn có thể hiểu nhiều hơn về những tác dụng của cây sói rừng. Qua đó cho thấy được tầm quan trọng của loại thuốc quý này. Không chỉ thế cây sói rừng cũng là một dược liệu có trong Kim Miễn khang có rất nhiều công dụng trong việc điều trị da liễu.

Chúc các bạn thành công!