Đu đủ là một trong những loại trái cây có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những trường hợp không nên ăn nhiều đu đủ như:
Mang thai
Ăn nhiều đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh khi mang thai có thể gây bất thường và sảy thai không mong muốn. Đu đủ xanh chứa nhiều nhựa, được biết là gây ra các cơn co tử cung có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy nên tránh ăn đu đủ khi mang thai.
Vấn đề về đường hô hấp
Đu đủ chứa enzym Papain, là chất gây dị ứng mạnh và do vậy có thể làm trầm trọng thêm các rối loạn hô hấp. Những người bị những bệnh như sốt mùa cỏ khô, hen được khuyên là nên tránh loại quả này.
Sỏi thận
Đu đủ chứa vitamin C. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đu đủ có thể dẫn tới dư thừa vitamin C dẫn tới hình thành sỏi thận.
Dự định sinh con
Đu đủ khi sử dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng sinh sản. Nó làm giảm số tinh trùng ở nam giới. Do vậy, những người đang dự định sinh con nên tránh ăn quá nhiều đu đủ.
Các rối loạn dạ dày-ruột
Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể là phản ứng phụ của việc ăn quá nhiều đu đủ. Các Papain có trong đu đủ có thể làm dịu dạ dày của bạn nhưng cũng có thể khởi phát cơn đau khi ăn với số lượng nhiều.
Các vấn đề về da
Nếu da bạn bị đổi màu và có màu vàng nhạt, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bạn có thể bị bệnh da lành tính nhiễm carotene máu. Đu đủ có chứa beta-carotene, một chất dinh dưỡng họ caroteoid cũng cung cấp cho bạn vitamin A. Dư thừa beta-carotene cũng có thể khiến da trở nên nhợt nhạt.
Đường huyết thấp
Đủ đủ được lên men có thể giảm mức đường huyết. Dùng dạng đu đủ này có thể khiến đường huyết hạ thấp hơn ở những người vẫn có mức đường huyết thấp.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về trường hợp không nên ăn nhiều đu đủ sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để sử dụng đủ đủ cho phù hợp, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm: