Nấm hương có dạng như cái ô, đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm.

Nấm hương chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê… Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.

nam-huong

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 52 người trong độ tuổi từ 21-44, yêu cầu họ dùng mỗi ngày một suất 114 g nấm hương đã nấu chín trong vòng 4 tuần. Để làm rõ hơn tác dụng của riêng nấm hương, nhóm nghiên cứu yêu cầu họ không bổ sung thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa hoặc các lợi khuẩn, không uống trà xanh hoặc dùng hơn 7 phần thức ăn thực vật mỗi ngày cũng như người tham gia không phải là người ăn chay. Họ cũng không uống quá 14 ly thức uống có cồn mỗi tuần.

Các nhà khoa học giải thích rằng chất xơ, trà xanh và lợi khuẩn có thể trợ giúp hệ miễn dịch nên họ không muốn thử nghiệm ở những người có sẵn hệ miễn dịch mạnh. Thêm vào đó, việc dùng nhiều rượu có thể trấn áp miễn dịch, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Qua xét nghiệm máu trước và sau khi khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy các tế bào T gamma delta vận hành tốt hơn. Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Sue Percival khuyến cáo: “Nếu bạn ăn nấm hương mỗi ngày, hệ miễn dịch của bạn được tăng cường đồng thời hạn chế tình trạng viêm do nó gây ra.