Ngày nay, homestay không đơn giản là một nơi lưu trú, dừng chân tạm thời cho khách du lịch. Theo thời gian, mô hình kinh doanh homestay đã phát triển thành một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, bài bản. Những yêu cầu khắc khe về dịch vụ, thiết kế cũng như mức đầu tư dựa theo quy mô của homestay. Chi phí đầu tư cho homestay được chia thành 2 loại cơ bản là: chi phí đầu tư một lần và chi phí đầu thư vận hành theo thời gian. Các chi phí kinh doanh homestay bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Chi phí kinh doanh homestay đầu tư mặt bằng

Nếu xác định đầu tư homestay chắc chắn chúng ta cần phải tính đến việc chọn mua hoặc chọn thuê để ở những vị trí hợp lý để có cơ sở bắt đầu. Thực chất việc mua trọn hay thuê nguyên căn, thuê nhỏ lẻ cũng rất phổ biến và không có gì quá mới mẻ. Nếu quyết định chọn mua để đầu tư, chi phí phát sinh ban đầu sẽ rất lớn. Cụ thể giá nhà ở các trung tâm du lịch như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu … trung bình từ 3 – trên 5 tỷ (diện tích từ 50-75 mét vuông). Đặc biệt càng gần trung tâm thì giá còn cao hơn.

Nếu không đủ điều kiện về nhà sẵn có lẫn điều kiện về kinh tế để mua mới, bạn có thể xem xét đến việc chọn thuê. Tùy mục đích đầu tư homestay như thế nào mà chúng ta sẽ chọn hình thức thuê cho phù hợp. Giá thuê trung bình dao động tầm 8 triệu – trên 12 triệu đồng / 80 ~ 100 mét vuông / tháng. Chi phí cọc tối thiểu từ 2 tháng trở lên. Nếu thuê phòng chung cư có thể phát sinh thêm chi phí quản lý từ 10 – 13 ngàn / mét vuông. Trung bình sẽ là thêm 800 – 1,5 triệu / tháng.

chi-phi-kinh-doanh-homestay-mat-bang
Nếu xác định đầu tư homestay chắc chắn chúng ta cần phải tính đến việc chọn mua hoặc chọn thuê để ở những vị trí hợp lý để có cơ sở bắt đầu.

Tuy vậy, việc mua hẳn nhà sẽ giúp bạn chủ động trong việc trang trí, thiết kế, quản lý … mà không bị hạn chế bởi việc hỏi ý kiến của chủ nhà như việc cho thuê. Căn nhà cũng có thể xem như một khoản đầu tư có thể sinh lời hoặc dùng vào nhiều việc khác nếu bạn muốn ngưng lại việc kinh doanh sau này.

Chi phí thiết kế nội – ngoại thất homestay

Thiết kế nội ngoại thất homestay là yếu tố quan trọng cần được chủ kinh doanh ưu tiên đầu tư. Tùy theo đối tượng khách hàng nhắm đến mà chúng ta sẽ quyết định thiết kế như thế nào cho phù hợp. Vintage, Minimalism, Bohemian … và nhiều phong cách khác nhau nữa. Homestay có điểm nhấn riêng sẽ thu hút khách hàng hơn, tạo được sự khác biệt và giúp bạn kinh doanh hiệu quả.

chi-phi-kinh-doanh-homestay-ngoai-that
Thiết kế nội ngoại thất homestay là yếu tố quan trọng cần được chủ kinh doanh ưu tiên đầu tư.
chi-phi-kinh-doanh-homestay-noi-that
đầu tư thiết kế nội thất homestay

Thiết kế homestay đẹp không những mang đến ấn tượng tốt, tiện nghi cho khách hàng mà còn là một cách quảng bá thương hiệu một cách tự nhiên nhất. Những góc “chill” cự cđẹp hay thiết kế phòng thông minh, có phong cách gây hứng thú với khách hàng. Những bức ảnh chụp check – in được du khách đăng tải trên mạng xã hội sẽ giúp cho thương hiệu kinh doanh của bạn trở nên phổ biến, đến gần hơn với mọi người.

>>>Tìm hiểu thêm: báo giá thiết kế homestay

Chi phí vật dụng nội thất

Vật dụng nội thất cũng chiếm một quỹ không nhỏ trong nguồn vốn chi phí kinh doanh homestay. Trừ khi căn homestay của bạn đã có đầy đủ tiện nghi hoặc được decor theo hướng Vintage, Retro để có thể tận dụng hoặc tái sử dụng vật liệu cũ. Ngoài ra thì chắc chắn việc xuất hiện chi phí phát sinh để mua sắm nội thất mới là không thể tránh khỏi. Bạn cũng có thể chọn gói dịch vụ thiết kế thi công trọn gói homestay của đơn vị chuyên nghiệp. Giá thành của dói dịch vụ nào sẽ có nhiều ưu đã dành cho bạn.

chi-phi-kinh-doanh-homestay-van-hanh
Vật dụng nội thất cũng chiếm một quỹ không nhỏ trong nguồn vốn chi phí kinh doanh homestay.

Chi phí quảng bá homestay

Các kênh hiệu quả nhất đê Marketing cho homestay của bạn là các mạng xã hội như Facebook (fanpage), Instagram,… hay các kênh review homestay đang nổi hiện nay.  Ngoài ra còn các website về du lịch hay các kênh OTA. Tuy nhiên các kênh OTA chi thu phí phần trăm nếu như bạn đã bán được phòng. Thế nên một trong những việc quan trọng của bạn khi đầu tư homestay là tập trung chạy quảng cáo trên các kênh nói trên. Chi phí kinh doanh homestay phát sinh dự kiến khoảng từ 3 – 5 triệu.

chi-phi-kinh-doanh-homestay-quang-ba
Chi phí quảng bá homestay

Chi phí vận hành homestay hằng tháng

  • Nhân sự: Đối với những homestay có quy mô vừa và nhỏ, một nhân sự có thể hỗ trự từ việc tiếp nhận khách ra vào, sắp xếp lịch booking sao chưa phù hợp cho đến cả dọn dẹp và sửa chữa các hư hỏng nếu có (6 – 8 triệu đồng/người)
  • Điện nước hằng tháng: Dự kiến chi phí kinh doanh homestay phát sinh cho điện, nước, thuê nhà hàng tháng vào khoảng 10 – 12 triệu.
  • Chi phí phát sinh: Ngoài ra bạn nên dự trù một khoản khoảng 1 – 2 triệu / tháng để có thể sửa chữa các hư hỏng hoặc chi cho những vấn đề phát sinh.
chi-phi-kinh-doanh-homestay-phat-sinh
Ngoài ra bạn nên dự trù một khoản khoảng 1 – 2 triệu / tháng để có thể sửa chữa các hư hỏng hoặc chi cho những vấn đề phát sinh.

Danh sách một số chi phí kinh doanh bạn cần phải chuẩn vị và lập kế hoạch cho ý tưởng khởi nghiệp của mình. Chuẩn bị trước và đầu tư hợp lí là cách bạn bước đi vững vàng trên con đường sự nghiệp của mình. Đừng quá lo lắng, chúng tôi luôn bên cạnh và hỗ trợ bạn hết mình.