Viêm khớp là một bệnh mà không ai có thể tránh khỏi được, nhất là với phụ nữ. Bệnh này gây đau nhức nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, nhất là gặp khó khăn trong việc di chuyển. Mặc dù cho đến bây giờ, việc điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn vẫn chưa có cách nào, nhưng để cải thiện tình trạng này thì vẫn có nhiều cách khác nhau.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh viêm tổn thương khớp thường gặp, do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào màng của các khớp xương gây ra sưng, dẫn đến đau, nhói và cuối cùng làm biến dạng khớp. Bệnh thường gây đau ở các khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và bàn chân.
2. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp và các xét nghiệm chẩn đoán
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp nhỏ riêng lẻ hoặc chúng cũng có thể xuất hiện đồng thời tại khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, bệnh nhân có thể đau ở các khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, hông, xương hàm và cổ. Với các triệu chứng điển hình như:
+ Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài ít nhất 30 phút.
+ Đau – sưng đỏ khớp nhất là khi chạm vào.
Các dấu hiệu của một cơn viêm khớp dạng thấp có thể biểu hiện khác nhau từ mức độ thoáng qua tới mức độ nghiêm trọng. Thời kỳ bùng phát của bệnh tăng lên thường có dấu hiệu sưng, đau, làm người bệnh khó ngủ, sức khỏe yếu dần đi. Hoặc các dấu hiệu cũng có thể dần biến mất đi khi cơn viêm đi qua.
* Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
– Thử máu nhằm truy tìm các kháng thể hình thành do tình trạng viêm khớp gây ra như: anti-CCP hay yếu tố khớp (RF). Những trường hợp viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm, sự xuất hiện của anti – CCP và RF trong máu tiên lượng tình tạng gia tăng tổn thương khớp. Tuy nhiên, RF và anti – CCP cũng có thể xuất hiện trong một số bệnh lý viêm nhiễm mãn tính như lao tiến triển hoặc bệnh khớp tự miễn như lupus ban đỏ hay hội chứng Sjogren.
– Phân tích dịch khớp: rất có vai trò trong việc chẩn đoán và điều trị.
– X-quang khớp: nhằm đánh giá và khảo sát sự biến dạng cũng như tình trạng tổn thương của khớp bị viêm.
3. Điều trị viêm khớp dạng thấp
– Nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau và làm giảm tình trạng viêm. Tuy nhiên chúng sẽ có những tác dụng phụ (ù tai, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận, tim mạch) khi dùng liều cao và kéo dài.
– Nhóm steroid: Giúp làm giảm viêm, đau và làm chậm sự tổn thương khớp. Việc sử dụng steroid trong thời gian ngắn có thể làm bệnh nhân cảm thấy tốt hơn về tình trạng viêm khớp dạng thấp nhưng việc sử dụng lâu dài theo năm tháng có thể sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như ù tai, mỏng xương, sụt cân và dễ mắc bệnh tiểu đường.
– Nhóm thuốc tác động lên khớp (DMARDs): Bao gồm hydroxychloroquine, sulfasalazine, minocycline hay methotrexate, thường dùng vào giai đoạn sớm của viêm khớp dạng thấp khi ảnh hưởng của bệnh lên khớp chưa nhiều và thuốc giúp cứu lấy các mô khớp còn lại.
– Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Một số thuốc thường dùng như leflinomide, azathioprine, cyclosporine, cyclophosphamide, có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tấn công và loại bỏ những tế bào có liên quan, gây ra bệnh.
– Nhóm ức chế TNF-alpha: Cytokine hoặc tế bào protein hoạt động như tác nhân kháng viêm làm giảm đau, sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, việc dùng nhóm ức chế TNF-alpha có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm lao hoặc nấm hay rối loạn máu.
Ngoài việc sử dụng thuốc, để tăng thêm tính hiệu quả cho thuốc cũng như giúp cho người bệnh giảm được những cơn đau do viêm khớp dạng thấp gây ra thì nên dùng thực phẩm chức năng để giảm cơn đau và hổ trợ điều trị viêm khớp. Một trong những sản phẩm hổ trợ đó là sản phẩm Hoàng Thấp Linh.
Hoàng Thấp Linh – Một thực phẩm chức năng (thực phẩm thuốc) đã ra đời với 100% nguồn gốc thiên nhiên như: L-carnitine, muối magie giúp ngăn chặn sự mất năng lượng ở hệ miễn dịch và màng bao hoạt dịch, chống thoái hóa, đồng thời tăng khả năng nhận diện của tế bào miễn dịch, cải thiện tình trạng mệt mỏi. Pregnenolone – một tiền hormone được chiết xuất từ củ mài, đã được dùng điều trị thành công thoái hóa khớp từ những năm 40 của thế kỷ 20, có tác dụng giảm sản xuất kháng thể tự sinh, giảm đau, giảm cứng khớp, cải thiện vận động khớp. Các thảo dược như Sói rừng, Bạch thược, Hy thiêm, Nhũ hương giúp tăng cường lưu thông máu, chống viêm, giảm sưng, chống tự miễn, giảm đáng kể sự phá hủy khớp trong viêm khớp dạng thấp.
Như vậy, Hoàng Thấp Linh là một công thức toàn diện tác động vào cả 3 khâu của viêm khớp đó là: Chống thoái hóa ở màng bao hoạt dịch, tăng cường khả năng nhận diện của tế bào miễn dịch, giảm sản xuất kháng thể tự sinh, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng như viêm, sưng, nóng đỏ, đau, xanh xao mệt mỏi, thiếu máu trong viêm khớp dạng thấp.
Hoàng Thấp Linh an toàn do các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không phải lo ngại về tác dụng phụ. Với các ưu điểm trên, Hoàng Thấp Linh là sự bổ sung kịp thời, có ý nghĩa đối với các bệnh nhân đang ngày đêm phải chịu đựng căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Để đạt hiệu quả cao nhất, Hoàng Thấp Linh nên được sử dụng theo từng đợt kéo dài từ 3-6 tháng.