1. Kiến thức đại cương:

Thoái hoá khớp (THK ) là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi quốc gia, mọi thành phần của xã hội. Ở Pháp chiếm  28% số bệnh về xương khớp. Ở Mỹ 80% trên 55 tuổi bị thoái hoá khớp. Ở Việt Nam: thoái hoá khớp chiếm 10.41% các bệnh về xương khớp. Phụ nữ chiếm nhiều hơn nam giới, vì công việc nhà của họ dễ gây ảnh hưởng đến các khớp trên cơ thể.

>>> Nhấp vào link để coi thêm nhiều thông tin

Thoái Hoá Khớp – Nguyên nhân- Cách điều trị và phòng bệnh như thế nào ?

Cốt Thoái Vương hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các trường hợp thoái hóa đốt sống

Bài thuốc quý cho người đau nhức xương khớp

2. Có sự liên quan chặt chẽ giữa thoái hoá khớp và tuổi tác:

15-44 tuổi: 5% người bị thoái hoá khớp

45-64 tuổi: 25 – 30 % người bị thoái hoá khớp

Trên 65 tuổi: 60 – 90 %người bị thoái hoá khớp

thoai-hoa-khop-o-tuoi-trung-nien-va-cao-tuoi

3. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những vị trí sau:

Ngón tay: Thường do di truyền. Tỷ lệ thoái hóa khớp ngón tay ở phụ nữ cao hơn đàn ông (đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh). Các cục bướu nhỏ, cứng xuất hiện tại điểm cuối của các đốt ngón tay, khiến ngón tay bị to và biến dạng, thô thiển, đi kèm cơn đau.

Cột sống thắt lưng: Hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa, khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống chân, như có luồng diện chạy từ trên xuống. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dạy. Cơn đau diễn ra tối đa 30 phút thì giảm. Sau một thời gian, hiện tượng đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều nặng và giảm dần lúc nghỉ ngơi.

Cột sống cổ: Biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Gót chân: Bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót chân vào buổi sáng, lúc bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên. Sau khi đi được vài chục mét, cảm giác đau giảm nhiều, bệnh nhân đi đứng bình thường.

Khớp gối: Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật khác để đứng dậy; nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối.

Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu vì khớp háng chịu sức nặng cơ thể nhiều nhất.

thoai-hoa-khop

Nếu thấy đau nhức ở các khớp và khó di chuyển trong hai tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định loại thoái hóa khớp. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế.

Người ta coi thoái hoá khớp là bệnh lý do ảnh hưởng về tuổi tác và sự chịu tác động thuờng xuyên lên khớp. Thoái hoá khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thoái hoá khớp nếu được chuẩn đoán sớm và điều trị sớm sẽ giảm được triệu trúng đau đớn giúp duy trì cuộc sống.

4. Phương pháp điều trị thoái hoá khớp

Hiện có hai phương pháp điều trị: dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong điều trị không dùng thuốc (thường được chỉ định cho trường hợp nhẹ), bác sĩ áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau. Vận động liệu pháp cũng có hiệu quả trong giai đoạn cơn đau đã thuyên giảm. Lúc đau nhiều, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.

Nếu việc điều trị bằng phương pháp trên không còn hiệu quả tích cực, bác sĩ sẽ kê một số thuốc có tác dụng kháng viêm – giảm đau và thuốc giãn cơ. Nhờ sự tiến bộ của y học, những năm gần đây, nhiều thế hệ thuốc kháng viêm – giảm đau mới đã ra đời, được gọi chung là nhóm ức chế COX-2. Ngoài khả năng kháng viêm, giảm đau, nhóm dược liệu này còn giúp hạn chế 60-70% tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày (xuất huyết hoặc thủng).